Thuế tối thiểu toàn cầu: Hành động sớm để không mất nguồn thu hàng tỷ USD

Kỳ Thư - 09/05/2023 13:53 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, Việt Nam nên sớm triển khai đánh thuế để không mất quyền thu thuế bổ sung với những doanh nghiệp FDI đang được hưởng thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu 15%, từ đó tăng thu ngân sách.

VNF
Chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được yêu cầu áp dụng ngay từ ngày 1/1/2024

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến áp dụng năm 2024. Mức tối thiểu được áp dụng là 15%, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất. Dự kiến, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm sau. Chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được đề xuất áp dụng từ ngày 1/1/2024.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tiếp tục đánh giá để xác định "Việt Nam nên hay không áp thuế này".

Việt Nam nên sớm triển khai đánh thuế

Theo đánh giá của các chuyên gia, mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ gây ra nhiều mối lo về xu hướng xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư, cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia cũng như chiến lược thu hút FDI nếu chậm chân ứng phó.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, nếu áp dụng mức thuế ưu đãi của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp trong suốt thời gian hoạt động sẽ cao hơn áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15%.

Bộ Tài chính tính toán cho biết, doanh nghiệp có thu nhập tính thuế ổn định 100 tỉ đồng/năm. Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp phải nộp tổng số thuế 765 tỉ đồng trong suốt thời gian hoạt động. Nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu, doanh nghiệp chỉ nộp 750 tỉ đồng. Trường hợp cùng doanh thu 100 tỉ đồng/năm và tăng trưởng đều 5%/năm, khi nhận ưu đãi theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp nộp tổng số thuế 3.861 tỉ đồng trong suốt thời gian hoạt động. Trong khi đó, nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu, doanh nghiệp chỉ nộp 3.140 tỉ đồng.

Về vấn đề này, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu, triển khai sớm thuế tối thiểu nội địa để không đánh mất quyền thu thuế bổ sung và giữ được sự cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Theo ông Thịnh, nếu áp dụng quy định thuế tối thiểu nội địa, Việt Nam sẽ có quyền đánh thuế bổ sung đối với những doanh nghiệp FDI đang được hưởng thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu 15%, từ đó tăng thu ngân sách.

“Việt Nam triển khai thuế tối thiểu nội địa có thể dành phần thuế thu thêm để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ. Nếu chậm áp thuế, Việt Nam sẽ mất “quyền đánh thuế”. Hàng chục nghìn tỉ đồng tiền chênh lệch thuế mỗi năm, doanh nghiệp vẫn phải nộp về chính quốc, trong khi nhà nước không có nguồn lực bổ sung để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Thịnh đánh giá.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc tư vấn thuế, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho hay nếu Việt Nam không hành động sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề. Thứ nhất là mất đi nguồn thu thuế bổ sung tiềm năng từ thu nhập phát sinh tại quốc gia của mình, sau đó sẽ bị đánh thuế bổ sung ở bất kỳ quốc gia khác; thứ hai là ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh đầu tư một cách tiêu cực nếu các nước khác thay đổi chính sách đầu tư và chính sách thuế đem lại lợi ích tài chính cho các công ty hơn.

Do đó, để đảm bảo đủ năng lực tiếp tục tham gia cuộc cạnh tranh mới, Việt Nam nên cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn (QDMTT) từ 2024.

“Cần nhấn mạnh QDMTT là cơ chế đạt chuẩn theo quy định của OECD. Các cơ chế khác không đạt chuẩn (ví dụ như áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%) sẽ không thống nhất theo công thức tính của OECD như QDMTT. Điều này dẫn đến tổng nghĩa vụ thuế của toàn tập đoàn sẽ bị tăng lên so với việc tính toán thuế bổ sung theo QDMTT hay IIR. Việc này vừa gây thiệt hại về tài chính cho nhà đầu tư, vừa gây khó khăn trong việc áp dụng và không thể hiện được sự hội nhập chính sách thuế của Việt Nam với quốc tế”, ông Tuấn nêu.

Cân nhắc chính sách hỗ trợ mới

Ông Bùi Ngọc Tuấn cũng đề nghị cân nhắc các chính sách hỗ trợ/ưu đãi đầu tư mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp hơn với bối cảnh hậu Trụ cột 2.

Theo ông Tuấn, các doanh nghiệp FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo đó, dưới bất kỳ hình thức nào, nếu Việt Nam chỉ giữ lại quyền đánh thuế hoặc thu thêm phần thuế bổ sung mà không có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sẽ gây bất lợi cho vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư.

“Nghị quyết số 50- NQ/TW ngày 20/8/2019, mục tiêu vốn đăng ký đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 khoảng 150 - 200 tỉ USD, giai đoạn 2026-2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD (40 - 50 tỉ USD/năm). Theo đó nếu không có phương án xử lý tốt, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu trên”, ông Tuấn lưu ý.

OECD nhấn mạnh rằng chính phủ của các quốc gia đang phát triển cần đánh giá lại môi trường ưu đãi thuế, nhìn nhận Trụ cột 2 là một cơ hội để cải cách, đồng thời tái cấu trúc hệ thống chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt là những chính sách không hiệu quả gây lãng phí nguồn ngân sách quốc gia.

Trong đó, các chính sách ưu đãi dựa trên thu nhập sẽ không còn hiệu quả mà thay vào đó nên tăng cường các chính sách dựa trên cơ sở chi phí. Chính sách được đề xuất hàng đầu là thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc cho cấn trừ chi phí vào thuế phải nộp và được hoàn theo chuẩn của OECD (QRTC) đối với một số loại chi phí (như chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhân lực…).

Theo ông Tuấn, Việt Nam có thể tham khảo các chính sách của Ấn Độ, Ireland, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông. Để thực hiện được biện pháp này, Chính phủ Việt Nam cần đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề như: Bao nhiêu thuế bổ sung sẽ được dùng để hỗ trợ DN; đối tượng doanh nghiệp nào sẽ được hưởng ưu đãi này; mức hỗ trợ tính toán trên cơ sở chi phí nào và mức bao nhiêu là phù hợp…

Liên quan đến vấn kỹ thuật khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, ông Tuấn cho rằng, về mặt hình thức, trước khi có những sửa đổi cụ thể trong các luật liên quan, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để Việt Nam có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp từ năm 2024.

“Mục tiêu chính về việc tuyên bố áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn (QDMTT) để đảm bảo quyền thu thuế bổ sung của Việt Nam và giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Sau đó, trong các năm 2024 và 2025, Việt Nam có thể tiếp tục cân nhắc giải pháp lâu dài về sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan”, ông Tuấn nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

(VNF) - Hà Nội sẽ đầu tư 3 hầm chui qua đường Vành đai 3 với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Ba hầm chui này nằm gần nhau cùng trên 1 đoạn đường Vành đại 2 dài tầm 2 km.

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích 150ha, tổng mức đầu tư trên 3.865 tỷ

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

(VNF) - Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

(VNF) - Sau phiên điều chỉnh bất thành, có thể thấy đà đi lên của VN-Index khá vững, nhất là khi thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE dâng cao.

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HoSE: CKG) đã chi trả tới 121 tỷ đồng chi phí lãi vay, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý này, dòng tiền thu về từ đi vay của công ty tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Vàng miếng bán chạy ‘như tôm tươi’ tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc

Vàng miếng bán chạy ‘như tôm tươi’ tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc

(VNF) - Ngoài ramen và xúc xích, các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc còn có một “món mới” phổ biến trong thực đơn, chính là vàng miếng. Những miếng vàng mini bán chạy như tôm tươi tại các cửa hàng tiện lợi và máy bán hàng tự động ở xứ sở kim chi.

Nhan nhản shophouse bỏ hoang trên 'đất vàng' Đà Nẵng

Nhan nhản shophouse bỏ hoang trên 'đất vàng' Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.