Thủ tướng: 'Xử một người để cứu nhiều người, bảo vệ đa số các nhà đầu tư'

Tuệ Lâm - 22/04/2022 20:08 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh ai vi phạm phải xử lý, nhưng quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường, Thủ tướng khẳng định việc xử một người là để cứu nhiều người, bảo vệ đa số các nhà đầu tư.

VNF
Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phát biểu kết luận hội nghị "Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững" tổ chức chiều 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thị trường vốn và thị trường tiền tệ đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, năng lực tài chính, quản trị, công nghệ... đóng góp quan trọng trong việc huy động nguồn lực phục vụ phát triển của đất nước.

Bên cạnh mặt tích cực, Thủ tướng cũng đánh giá thẳng thắn, khách quan những tồn tại nội tại của thị trường vốn để có giải pháp phát triển ổn định, căn cơ trước mắt cũng như lâu dài, thậm chí cần có những giải pháp mạnh để lành mạnh hóa thị trường.

Theo Thủ tướng, những vụ việc xảy ra liên quan đến thị trường vốn trong thời gian gần đây có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là quản lý nhà nước còn lỏng lẻo và trong thời gian dài việc giám sát, kiểm tra không được đẩy mạnh.

"Tất cả chúng ta có mặt ở đây hôm nay và nhiều người đều đặt câu hỏi tại sao lại có vụ việc phát hành trái phiếu như Tân Hoàng Minh, tại sao lại có vụ việc thao túng chứng khoán của chủ tịch Công ty FLC, hay Công ty chứng khoán Trí Việt... và sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến việc phát hành trái phiếu, đến thị trường chứng khoán...", Thủ tướng nói.

Theo Thủ tương, nếu không làm quyết liệt, "con sâu làm rầu nồi canh" sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

"Ai vi phạm phải xử lý nhưng quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường, xử một người để cứu nhiều người, bảo vệ đa số các nhà đầu tư", Thủ tướng nhấn mạnh.

Khái quát những tồn tại, bất cập của thị trường tài chính, Thủ tướng đánh giá tồn tại lớn nhất là thị trường tiền tệ chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó thị trường vốn (thị trường chứng khoán, trong đó có thị trường trái phiếu) chủ yếu cung ứng vốn trung và dài hạn nhưng chưa phát triển hài hòa, bền vững.

Vốn trung và dài hạn đang dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Điều này tạo sức ép và rủi ro đối với tổ chức tín dụng mà về nguyên lý là chủ yếu cung ứng vốn ngắn hạn và có thể gây rủi ro đối với nền kinh tế như số liệu cụ thể các đại biểu đã phân tích và tổ chức quốc tế đã khuyến cáo.

Thủ tướng so sánh điều này như một người muốn gánh được hàng hóa cần phải để cân xứng 2 đầu, nếu lệch sẽ đi chậm, hoặc không đi được, ngân hàng làm sao gánh được phần lớn vốn trung hạn và dài hạn. Do đó, việc phát triển cân đối, hài hòa giữa các thị trường là một bài toán cần có lời giải, các cơ quan chủ động xử lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ hai, đối với thị trường trái phiếu, Thủ tướng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận, qua những vụ việc vừa qua, đặc biệt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị hủy 9 đợt phát hành trái phiếu do che giấu thông tin đã bộc lộ bất cập, đặc biệt về cơ chế chính sách để bị lợi dụng.

"Đó là sự thiếu minh bạch thông tin, điều kiện phát hành lỏng lẻo, sử dụng vốn sai mục đích, chuyển nhượng vốn lòng vòng, tỷ lệ an toàn tài chính, tiêu chí đánh giá xếp hạng... của doanh nghiệp phát hành và sự giám sát, kiểm tra, quản lý của cơ quan chủ quản và các cơ quan tổ chức liên quan chưa chặt chẽ, hiệu quả, quyết liệt...; vẫn còn những khoảng trống pháp lý để quản lý, giám sát thị trường. Nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với thị trường chứng khoán, Thủ tướng nêu rõ trong những năm qua, thị trường chứng khoán có bước phát triển mạnh mẽ, là kênh quan trọng huy động vốn trung và dài hạn nhưng quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và cũng bộc lộ những hạn chế, gây bức xúc cho nhà đầu tư trong giai đoạn gần đây.

"Tôi nghe rất nhiều phàn nàn về hiện tượng nghẽn lệnh, ứng dụng công nghệ, quản lý thị trường chưa tốt, tình trạng làm giá thao túng chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư và niềm tin thị trường, chuẩn mực, đạo đức của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ có vấn đề, chuẩn mực kế toán, chế tài xử lý, xử phạt còn bất cập...

Bên cạnh đó, thông tin công bố của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư chưa bảo đảm tính chính xác. Có những doanh nghiệp thậm chí làm ăn thua lỗ nhưng giá chứng khoán tăng tính bằng nhiều lần, không theo quy luật nào... Rồi nhà đầu tư cũng đặt câu hỏi liệu có hay không việc thao túng, làm giá của chính các công ty chứng khoán, hình thức xử phạt chưa phù hợp...

Vì những việc đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt xử lý nghiêm sai phạm để làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ nhà đầu tư", Thủ tướng nói.

Đối với thị trường tiền tệ, Thủ tướng cho rằng phải đánh giá khách quan những tồn tại hiện hữu để có giải pháp phát triển lành mạnh. Đó là vẫn còn tình trạng sở hữu chéo, tình trạng nợ xấu tiềm ẩn sau đại dịch Covid-19 có thể sẽ gia tăng, khó khăn trong thực hiện việc tái cơ cấu và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Ngoài ra, hiện tượng sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn còn tồn tại, đặc biệt là sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán... thậm chí thành lập nhiều công ty sân sau để vay vốn ngân hàng, chuyển vốn lòng vòng.

Trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, trình các cấp có thẩm quyền để bảo vệ nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường trái phiếu. Trong đó, quy định phù hợp việc công khai, minh bạch thông tin thị trường, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán.

Với thị trường trái phiếu, Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát lại cơ chế, chính sách, tập trung sơ kết, tổng kết để đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi hành lang pháp lý như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, đang khẩn trương sửa Nghị định 153 và Nghị định 155 để nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp góp phần lành mạnh, minh bạch hóa thị trường.

Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu cần phân loại tổng số trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành (số dư đến cuối năm 2020 là 1.075 nghìn tỷ đồng, năm 2021 phát hành thêm 605.000 tỷ đồng, quý I/2022 là 105.000 tỷ đồng, số dư đến cuối quý I/2022 là 1.196 nghìn tỷ đồng) để có giải pháp tình thế và cụ thể phù hợp để nhanh chóng ổn định thị trường lành mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp phát hành đảm bảo minh bạch, đúng mục đích, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, của nhân dân, doanh nghiệp, thúc đẩy huy động vốn trung và dài hạn.

Khẩn trương ban hành các quy định pháp lý để thúc đẩy sự ra đời của công ty xếp hạng tín nhiệm, tạo lập thị trường trái phiếu chuyên biệt, nâng cao chuẩn mực cáo bạch, chuẩn mực kế toán, niêm yết đối với các công ty phát hành.

Với thị trường chứng khoán, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định bất cập hiện hành, đặc biệt là liên quan đến quy định việc minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư, tăng cường các giải pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, từ đó khôi phục niềm tin.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững. Bộ Tài chính chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng nghẽn lệnh và đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Với thị trường tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng nhà nước tiếp tục rà soát, củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý tình trạng tồn tại bất cập thời gian qua, nhất là liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát để xử lý tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Về xử lý sai phạm, Thủ tướng giao Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ với quyết tâm cao lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có hiệu quả.

"Ai cố tình vi phạm pháp luật thì phải cương quyết xử lý nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.