Thủ tướng ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt

Anh Minh - 30/12/2020 21:29 (GMT+7)

Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm chủ tịch.

VNF
Do năng lực và chất lượng dịch vụ còn hạn chế so với mức độ phát triển của các phương tiện vận tải khác như đường bộ và hàng không, nên thị phần vận tải đường sắt liên tục sụt giảm, hiện chỉ chiếm khoảng 1% thị phần vận tải hành khách và 1,3% thị phần vận tải hàng hoá.

Ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2239/QĐ – TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm chủ tịch; các ủy viên hội đồng là đại diện các bộ, cơ quan: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; đại diện Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; đại diện Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đại diện UBND các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; đại diện Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam.

Thủ tướng cũng quyết định các chuyên gia phản biện quy hoạch gồm: Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trần Tùng (Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam), Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ký (Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa sau đại học, Trường Đại học Giao thông Vận tải), Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Phong (Chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam);

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nêu trên có trách nhiệm cử đại diện cơ quan tham gia hội đồng, gửi về cơ quan thường trực Hội đồng trước ngày 30/12/2020.

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 sẽ tiếp tục cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó trọng tâm là tuyến đường sắt Bắc - Nam).

Đồng thời, ưu tiên triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM; nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á…

Trong đó, giai đoạn đến 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam).

Đồng thời, nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á… nhằm đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa.

Tiếp tục triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM để đáp ứng khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị.

Đến 2050, Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; hiện đại hóa mạng lưới tuyến đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn nhằm đáp ứng tối thiểu 5-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa.

Hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM, phát triển đường sắt đô thị tại các thành phố lớn khác để đáp ứng được trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.