Thủ tướng: Kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh

Kỳ Thư - 01/08/2022 14:55 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31.7.2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

VNF
Thủ tướng yêu cầu các Bộ và địa phương kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện gửi Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Công điện nêu rõ trước diễn biến giá cả các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian qua vẫn ở mức cao, Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã triển khai nhiều giải pháp giữ ổn định giá hàng hóa, dịch vụ; kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường để bình ổn, giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước.

Cụ thể, đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logicstic, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết. 

Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu, có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường và xử lý các sai phạm theo quy định.

Trong đó, đối với giá lương thực, thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo đánh giá kỹ tình hình sản xuất, điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.

Đối với mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung để bình ổn giá thịt lợn; thực hiện công tác phòng, chống dịch; tổ chức tái đàn phù hợp, bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu trong nước trước mắt và lâu dài.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng. Làm rõ các bất cập, hạn chế (nếu có) để đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán; tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ tinh gọn, hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong cơ cấu giá bán.

Đối với vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý hiệu quả nguồn cung; xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia. Bộ Xây dựng chỉ đạo các Sở Xây dựng đẩy mạnh công tác theo dõi, cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng; nghiên cứu rút ngắn chu kỳ công bố theo quy định.

Đối với các dịch vụ lưu trú, du lịch, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, niêm yết giá theo đúng quy định. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng các dịp cao điểm, diễn biến giá xăng dầu để tăng giá bất hợp lý.

Đối với thuốc, vật tư y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện bình ổn giá trang thiết bị theo quy định của pháp luật về giá, Nghị quyết số 12/2021/NQ-UBTVQH15 ngày 30/12/2021 và Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế; tăng cường rà soát giá thuốc, vật tư y tế kê khai, theo quy định tại Luật Dược; theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc và vật tư y tế với giá hợp lý phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.

Đối với mặt hàng sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tiếp tục tiếp nhận, rà soát kê khai giá theo quy định của pháp luật; các đơn vị xuất bản tiếp tục rà soát và triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí nhằm tiếp tục giảm giá, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; chia sẻ với người dân.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tiếp tục theo dõi tình hình giá thế giới, sử dụng linh hoạt công cụ quỹ bình ổn giá xăng dầu để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng; Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo chủ động nghiên cứu báo cáo Chính phủ phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai rà soát để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Công điện cũng nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4% đã đề ra. Đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý, điều hành giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).