Thủ tướng: 'Khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba'

Bội Thu - 10/04/2020 14:23 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy khi kết luận hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 diễn ra vào sáng nay, 10/4.

VNF
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong thời điểm hiện nay, chúng ta quyết tâm chống dịch, thực hiện tốt Chỉ thị 16, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc, tuy nhiên không vì vậy mà ngăn sông cấm chợ, ngăn cản vận chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị.

Thủ tướng nêu rõ: vẫn tổ chức sản xuất nhưng phải bảo đảm khoảng cách để không lây nhiễm trong cộng đồng.

“Tôi đề nghị chúng ta cùng chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ và có quyết tâm rất cao trong tổ chức thực hiện với tinh thần: dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba”, Thủ tướng bày tỏ.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ ngành phải tập trung sức lực hơn nữa, tháo gỡ, chấm dứt tình trạng trì trệ, chậm trễ như tình trạng đã diễn ra vừa qua ở một số địa phương, một số ngành.

Dẫn kết quả tăng trưởng quý I (3,82%) - là mức thấp nhất trong 9 năm qua, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải tự suy nghĩ cái này để phấn đấu tốt hơn”. Ông lưu ý cùng với quyết tâm, các cấp phải chỉ đạo cụ thể, sáng tạo hơn trên tinh thần biến nguy cơ thành thời cơ.

Nêu rõ Chính phủ sẽ trực tiếp giải quyết 91 kiến nghị mà các tỉnh, thành phố nêu ra tại hội nghị, Thủ tướng lấy ví dụ về vấn đề xuất khẩu gạo của An Giang và khẳng định “sẽ có văn bản trả lời về xuất khẩu gạo”.

Thủ tướng nhấn mạnh xuất khẩu gạo phải được kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực nhưng khuyến khích xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi của người nông dân.

Đặc biệt, Thủ tướng nói phải tìm thị trường mới, phải đổi mới cách làm, phải thay đổi thói quen; phải xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm, từ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đến đầu tư, an sinh xã hội, trật tự xã hội.

"Có một số việc vô trách nhiệm, kéo dài mãi không chịu làm”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng lưu ý phải đẩy mạnh sản xuất, cùng với xuất khẩu, phải chú trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân. Bên cạnh sản xuất và lưu thông thuận lợi thì chính quyền phải chống đầu cơ, nâng giá, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn.

Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm về công tác truyền thông. Ông đề nghị truyền thông phải tạo nên động lực mới, tạo sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân.

“Với tinh thần đó, tôi tin một khí thế mới, quyết tâm mới trong giai đoạn sắp tới đây sẽ vượt khó đi lên, bảo đảm sản xuất, đời sống, ổn định xã hội để thực hiện mục tiêu kép, đó là đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội”.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành khẩn trương xây dựng các kịch bản để phục hồi, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần tới, nhất là địa bàn trọng điểm, ngành trọng điểm phải có trách nhiệm đóng góp vào vấn đề này;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để đưa vào nghị quyết của Chính phủ. 

Trước đó, báo cáo trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong đó, kiến nghị 3 nhóm giải pháp với 33 nhiệm vụ cụ thể.

Về kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với các nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại là cơ hội cho những nền kinh tế nếu biết tận dụng từ việc điều chỉnh, xắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu. Do đó, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc là cần thiết.

Trước tiên, việc kiểm soát dịch thành công với số ca nhiễm mới tăng chậm, tăng nhanh số ca được điều trị khỏi, hạn chế tối đa số ca tử vong không chỉ mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn có ý nghĩa lớn trong việc củng cố thêm niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước; nâng cao uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.  

Tiếp theo, cần thực hiện quyết liệt, đầy đủ các giải pháp đã ban hành tại các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm duy trì được các hoạt động kinh tế, xã hội ở mức hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tác động của dịch sẽ gia tăng khả năng “bình phục” nhanh và “bứt phá” cho nền kinh tế sau khi dịch qua đi;

Đồng thời, gia tăng mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như là một điểm đến đầu tư, kinh doanh an toàn, bền vững.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần đánh giá các tác động của dịch tới các ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất nước; nghiên cứu và dự báo những xu thế, cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng…

Bên cạnh đó là hình thành sớm các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp trước khi dịch kết thúc để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động mới; đủ sức cạnh tranh, chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị mới được hình thành sau dịch;

Tranh thủ nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội để đất nước phát triển nhanh và bền vững không chỉ bằng mà phải hơn thời điểm trước khi dịch bùng phát...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giá vé máy bay tăng gần 40%, 'vẫn trong khung quy định'

Giá vé máy bay tăng gần 40%, 'vẫn trong khung quy định'

(VNF) - Đây là khẳng định của Cục Hàng không Việt Nam trong báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải về tình hình giá vé máy bay 4 tháng đầu năm.

Hoạt động tài chính ‘cứu nguy’ cho Tổng công ty Sông Đà

Hoạt động tài chính ‘cứu nguy’ cho Tổng công ty Sông Đà

(VNF) - Trong quý I/2024, lợi nhuận gộp của Tổng công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG) không đủ để trang trải cho chi phí hoạt động. Công ty thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính, song khoản thu này không được SJG thuyết minh chi tiết.

Mỹ giáng đòn chí mạng, một nguồn thu của Nga điêu đứng

Mỹ giáng đòn chí mạng, một nguồn thu của Nga điêu đứng

(VNF) - “Pháo đài kinh tế” của Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kể trước sự tấn công dữ dội của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hơn hai năm sau khi Điện Kremlin đưa quân tới Ukraine, nước này vẫn có khả năng tiếp tục tài trợ cho một cuộc chiến tốn nhiều tiền bạc. Tuy nhiên, một lĩnh vực then chốt của Nga được cho là khó có thể trụ vững trước những đòn giáng của Mỹ và đồng minh.

Một phiên livestream bán hàng trăm tỷ: Phải nộp thuế bao nhiêu?

Một phiên livestream bán hàng trăm tỷ: Phải nộp thuế bao nhiêu?

(VNF) - Sau phiên livestream 100 tỷ đồng của kênh TikTok Quyền Leo Daily, không ít người đặt câu hỏi về số tiền hoa hồng chủ kênh nhận được cũng như số tiền thuế mà họ phải đóng.

Thành An 96: Tồn kho tăng cao, cõng khối nợ gần 2.000 tỷ

Thành An 96: Tồn kho tăng cao, cõng khối nợ gần 2.000 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Xây lắp Thành An 96 công bố báo cáo tài chính quý I/2024, ghi nhận mức doanh thu đạt 362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ đạt 54 tỷ đồng.

Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp, UPCoM: HAN) kết thúc quý I/2024 với khoản lãi sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng. Dù vậy, so với cùng kỳ, mức lãi này đã tăng gấp 5,4 lần.

 Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Phú Tài ghi nhận nguồn doanh thu khá khủng với 1.437 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng so với cùng cùng kỳ năm trước.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

(VNF) - Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc được cho là ngày càng “bị bỏ lại phía sau” so với mức tăng thu nhập, đặc biệt là chi tiêu thực tế. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa đổi sớm để tránh gây thiệt hại cho người dân.

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.