Thủ tướng: DN kêu thiếu vốn còn ngân hàng thừa tiền, 'nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì'?

Thu An - Khánh Tú - 14/03/2024 08:40 (GMT+7)

(VNF) - Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sáng 14/3, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu thẳng thắn, không tô hồng, không bôi đen, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và có đề xuất, kiến nghị giải pháp cho những vấn đề đặt ra.

Sáng nay (14/3) đã diễn ra Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tại đây, Thủ tướng Chính phủ cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhiều Bộ trưởng đã họp bàn cùng chủ tịch Hội đồng thành viên, HĐQT và Tổng giám đốc các doanh nghiệp sẽ cùng thảo luận vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu, đặc biệt là chủ tịch, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại tập trung thảo luận, đưa ra đáp án, giải pháp cụ thể đối với 6 vấn đề.

 

Một là việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là lãi suất, tỷ giá để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng (khoảng 6 - 6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Hai là tìm nguyên nhân doanh nghiệp “kêu” thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm.

“Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì, do quy định, do điều hành, do thận trọng hay do cục bộ?”, Thủ tướng nhấn mạnh.  

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến nay lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức 3,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2023; lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới ở mức 6,4%/năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, lãi suất đối với các khoản dư nợ hiện còn cao.

Thứ ba là tình hình cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế, từng ngành, lĩnh vực. Thủ tướng yêu cầu tìm ra điểm nghẽn, nguyên nhân, biện pháp tháo gỡ khắc phục, đảm bảo việc cung ứng vốn không ách tắc, chậm trễ, đúng thời điểm. Thủ tướng cho rằng phải tìm giải pháp để cung ứng vốn tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho sản xuất kinh doanh.

Thư tư, Thủ tướng cho rằng cần có các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các giải pháp về lãi suất, thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, các biện pháp về bảo lãnh, các biện pháp về truyền thông, công nghệ,…

Thứ năm, các ngân hàng thương mại cần tìm giải pháp để bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15% như NHNN đã giao ngay từ đầu năm, tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hệ thống ngân hàng cùng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp.

“Thứ sáu, Chính phủ, NHNN, các bộ, ngành, địa phương cần phải làm gì, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần làm gì để kích cầu đầu tư, tiêu dùng, tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân và doanh nghiệp? Cần có những công cụ gì? Chẳng hạn như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?”, Thủ tướng đặt vấn đề tại hội nghị.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự tập trung thảo luận, phát biểu thẳng thắn, không tô hồng, không bôi đen, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành, địa phương, giải đáp được một phần những vấn đặt ra.

Thủ tướng nói rõ: “Sản phẩm của hội nghị dự kiến sẽ là Chỉ thị hoặc Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này”.

Được biết, tham gia Hội nghị sáng 14/3 do Thủ tướng chủ trì còn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Cùng với đó là Bộ trưởng các Bộ ban ngành liên quan, các Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chủ tịch Ủy ban chứng khoán, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, Trưởng ban Nghiên cứu và Phát triển tư nhân, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Cùng với đó là đại diện các doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Sungroup, Geleximco, FPT, Masan, TH, Đèo Cả, Novaland, Hưng Thịnh, Savico, Taseco; các tổng công ty, như: Đầu tư phát triển công nghiệp, Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội; các CTCP như: Phát Đạt, Địa ốc Hoàng Quân, Đầu tư IMG, Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Vinaconex...

Trước đó, vào sáng 11/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản mới được ban hành.

Liên quan đến chính sách tiền tệ, gần đây nhất, ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ đã gửi Công điện hỏa tốc tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Theo thống kê của NHNN, tín dụng của toàn nền kinh tế tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm 2024. Không chỉ tăng trưởng tín dụng ở mức âm trong hai tháng đầu năm, huy động vốn của nền kinh tế cũng không khả quan. Tăng trưởng huy động vốn tính đến ngày 16/02 ước đạt -1,6% so với cuối năm 2023.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai 1.500 tỷ đồng sau nhiều lần trễ hẹn

Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai 1.500 tỷ đồng sau nhiều lần trễ hẹn

(VNF) - Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang dài 19km, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.

QR Code lên ngôi, ví điện tử trở thành 'người thừa'?

QR Code lên ngôi, ví điện tử trở thành 'người thừa'?

(VNF) - Trong bối cảnh thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, cuộc cạnh tranh giữa QR Code và các ví điện tử lại trở nên gay cấn hơn bao giờ hết.

Giá vàng đột ngột giảm sâu: 'Bốc hơi' 5 triệu/lượng, khuyến cáo người dân cẩn trọng

Giá vàng đột ngột giảm sâu: 'Bốc hơi' 5 triệu/lượng, khuyến cáo người dân cẩn trọng

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục giảm mạnh sau khi đạt đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng. Trước những biến động khó lường của thị trường vàng, NHNN khuyến nghị người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng.

Trisedco kỳ vọng tạo ra nhiều bước ngoặt tăng trưởng năm 2024

Trisedco kỳ vọng tạo ra nhiều bước ngoặt tăng trưởng năm 2024

(VNF) - 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam. Không ít cái tên đã phải “rời cuộc chơi”, nhưng cũng có những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thuỷ sản (Trisedco).

Mua lại 2 dự án chục nghìn tỷ của Phát Đạt, Realty Holdings có tiềm lực ra sao?

Mua lại 2 dự án chục nghìn tỷ của Phát Đạt, Realty Holdings có tiềm lực ra sao?

(VNF) - Realty Holdings - doanh nghiệp vừa mua lại 2 dự án của “ông lớn” Phát Đạt - mới thành lập vào tháng 12/2023, đồng thời vừa thay đổi vốn điều lệ từ 186 tỷ đồng lên 680 tỷ đồng cách đây một tuần.

Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

(VNF) - HAG, DBC và BAF đều lên kế hoạch đầu tư mạnh vào mảng heo cho năm 2024. Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt nhờ diễn biến giá heo tăng.

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

(VNF) - Công ty cổ phần VNG (VNG) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2023. Công ty ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, thể hiện thông qua sự tăng trưởng cả về chỉ số hoạt động và lợi nhuận ở các mảng sản phẩm chính. Do sự thay đổi trong chính sách kế toán, các chỉ số của BCTC 2023 sẽ không tương ứng để so sánh với các chỉ số của BCTC 2022.

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

(VNF) - Số tiền người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng năm 2023 tăng 1,5 lần so với năm 2022. Cơ quan chức năng cũng đưa ra những cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phổ biến của tội phạm trên không gian mạng để người dân phòng tránh.

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

(VNF) - Doanh thu chục ngàn tỷ đồng, liên tục mở rộng hệ thống kinh doanh mới trong vài năm trở lại đây như Nous,De la Sól, Apex… và văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định. Nhưng Sunlife van trong tình trạng thua lỗ nhiều năm, “đóng thuế” cho nhà nước liên tiếp 0 đồng.