Thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án với diện tích gần 30.000ha đất sử dụng lãng phí

Nghi Xuân - 22/07/2021 16:33 (GMT+7)

(VNF) - Theo Chính phủ, trong năm 2020, tình trạng sử dụng đất lãng phí cơ bản được khắc phục. Cơ quan chức năng đã thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án, với diện tích gần 30.000ha đất.

VNF
Cả nước đã thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án, với diện tích gần 30.000ha đất sử dụng lãng phí. (Ảnh minh họa)

Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 của Chính phủ cho biết trong năm vừa qua, khung khổ pháp lý về quản lý đất đai tiếp tục được hoàn thiện, góp phần quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất kinh doanh và giải quyết nhu cầu nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó còn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với nhà đầu tư trúng thầu dự án có sử dụng đất, đăng ký, cấp giấy chứng nhận, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; đồng thời tạo hành lang pháp lý trong việc đẩy mạnh tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; xây dựng và quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất trên địa bàn cả nước.

Trong năm 2020, Chính phủ đã đưa hơn 63.000ha đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội; chuyển dịch gần 76.000ha đất cho phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh, phát triển đô thị. Tình trạng sử dụng đất lãng phí cơ bản được khắc phục; đã thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án, với diện tích gần 30.000ha đất.

Cũng trong năm qua, Chính phủ đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, quản lý sử dụng đối với 2 triệu ha đất của các công ty nông, lâm nghiệp và triển khai sắp xếp đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; tổng diện tích đất giữ lại sau khi rà soát, sắp xếp là 1,8 triệu ha.

Đến nay đã có 34 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành việc rà soát ranh giới, cắm mốc; 38 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính với khối lượng 1,3 triệu ha (đạt 95,1%); 11 tỉnh cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được giao đất, cho thuê đất; 13 tỉnh cơ bản hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất theo số liệu sau rà soát.

Cả nước cũng đã xử lý thu hồi, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100.000ha đất của các dự án chậm triển khai. Thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện giao đất, tăng cường đấu giá đất đã ngăn ngừa yếu tố đầu cơ; tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước...

Hiện diện tích đất chưa sử dụng trên cả nước là 2.060.393ha, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 212.150ha; diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 1.679.784ha và diện tích núi đá không có rừng cây là 168.459ha.

Một diện tích đất chưa được thống kê đầy đủ là đất hoang hóa - phần diện tích đất đã được sử dụng theo một mục đích nhất định nhưng hiện tại bị bỏ hoang không sử dụng theo mục đích đã được giao đất, cho thuê đất.

Dù đạt được một số kết quả tốt nhưng Chính phủ đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn chậm, có nguyên nhân do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và một số địa phương có thay đổi địa giới hành chính cấp xã, cấp huyện; biên chế, trang thiết bị còn hạn chế.

Bên cạnh đó, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh còn chậm. Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn gây bức xúc ở một số địa phương.  Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi.

Đơn cử năm 2020, ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với 801 tổ chức, cá nhân, phát hiện 28% đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm, chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm; lấn chiếm đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai… đã xử phạt vi phạm hành chính 110 tổ chức, cá nhân với số tiền 6.975 triệu đồng, kiến nghị truy thu 7.663 triệu đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 4.484ha đất.

Tại các địa phương, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm, gây lãng phí đất đai, như: Bình Phước thu hồi 99.738 m2 đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang; Đắk Lắk thu hồi đất 2 dự án với diện tích 3,31ha; Đắk Nông thu hồi 59,5ha đất; Đồng Nai phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai 6,3 tỷ đồng; Hà Giang thu hồi 13,6ha đất sử dụng sai mục đích;

Kiên Giang thu hồi 8,67 ha đất; Lạng Sơn thu hồi 123.216,2 m2 đất; Lào Cai thu hồi 370 ha đất; Nghệ An thu hồi 1.404 m2 đất; Ninh Bình thu hồi 13,6 ha đất do dự án chậm tiến độ, thu hồi 132.502,6 m2 đất sử dụng sai mục đích, vi phạm; Phú Thọ thu hồi 13.103 m2 đất;

Quảng Nam thu hồi 92.151m2 đất; Quảng Ninh thu hồi 29,72ha đất do vi phạm pháp luật, chậm tiến độ sử dụng đất; Quảng Trị thu hồi 9,5ha đất sử dụng sai mục đích; Tiền Giang thu hồi 23.125 m2 đất; Vĩnh Phúc thu hồi 8,7ha đất; Yên Bái thu hồi 3.305,4 m2 đất.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

(VNF) - Rủi ro điều chỉnh trong một vài phiên tới là hiện hữu. Mặc dù mức điều chỉnh có thể không quá lớn nhưng đây mới là cơ hội mua vào, thay vì lao vào thị trường khi đà tăng ngắn hạn đã qua đoạn cao trào.

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

(VNF) - Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, công ty quản lý vận hành tạm chậm trễ duy tu, bảo trì thang máy, gây nguy cơ mất an toàn, BQT có dấu hiệu “không công khai” các hoạt động thu, chi tài chính… khiến hàng ngàn cư dân khu đô thị Rừng Cọ, Ecopark “bức xúc”.

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

(VNF) - Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015. Nhu cầu tăng mạnh đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

(VNF) - FWD Việt Nam ra mắt tính năng “chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời” trên website của công ty, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong việc đọc hiểu các thông tin bảo hiểm để nắm rõ quyền lợi của mình.

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

(VNF) - Ngay từ thời điểm này, các khách hàng của TPBank đã có thể bắt đầu đăng ký dữ liệu sinh trắc học, gồm dữ liệu khuôn mặt/vân tay đồng bộ với thông tin căn cước công dân (CCCD) gắn chip, để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua app TPBank và các điểm giao dịch của ngân hàng.

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

(VNF) - Đợt sa thải tàn khốc của Tesla đã bước sang tuần thứ tư, với nhiều nhân viên đăng bài trên LinkedIn và các nơi khác về việc nhận được thông báo rằng thời gian của họ tại công ty đã kết thúc.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trúng 172 gói thầu, Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

Trúng 172 gói thầu, Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

(VNF) - Công ty Cây xanh Công Minh đã tham gia đấu và trúng nhiều gói thầu về trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Công ty này đã tham gia 228 gói thầu, trong đó trúng 172 gói, trượt 37 gói, 14 gói chưa có kết quả và 5 gói đã bị hủy.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.