Thiếu thịt trầm trọng, Trung Quốc bất ngờ bỏ hạn chế nhập khẩu gia cầm Mỹ

Chu La - 15/11/2019 14:07 (GMT+7)

(VNF) - Trong thời điểm nguồn cung thịt lợn sụt giảm nghiêm trọng vì dịch tả lợn châu Phi, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ.

VNF
Một cửa hàng bán thịt gà trong một khu chợ ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Cụ thể, Cơ quan Hải quan Trung Quốc ngày 14/11 thông báo nước này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Theo Reuters, quyết định dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ đã được Bắc Kinh công bố trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa hai nước.

Kể từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã cấm nhập toàn bộ thịt gia cầm và trứng của Mỹ sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại quốc gia này sau nhiều năm qua.

Các biện pháp hạn chế khiến giá trị hàng gia cầm nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 80% từ mức 390 triệu USD năm 2014 xuống 74 triệu USD năm 2015.

Bắc Kinh quyết định mở cửa thị trường cho thịt gia cầm Mỹ giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề thiếu thịt, do nhiều đàn lợn tại đây đã chết do dịch tả lợn châu Phi kéo dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà chức trách Trung Quốc đã tiêu hủy ít nhất 1,17 triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan.

Thịt lợn tại Trung Quốc dần trở thành một thực phẩm khan hiếm, chính phủ Trung Quốc đã phải tính đến việc nhập khẩu thịt lợn từ các nước khác, còn người dân buộc phải lựa chọn các loại thịt khác để thay thế như thịt gà, thịt bò, thậm chí thịt chó và thịt thỏ đã trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng thu nhập thấp.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt gà đạt 548.627 tấn trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 47,6% so với một năm trước.

Trong một báo cáo công bố hôm 8/11, ngân hàng Rabobank nhận định với những các thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra hiện nay ở Trung Quốc, thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới vẫn chưa thể ổn định ít nhất đến 2025.

Theo các nhà phân tích của Rabobank, cuộc khủng hoảng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi sẽ để lại những tác động lâu dài với ngành công nghiệp thịt nói chung của Trung Quốc.

Khi nguồn cung hồi phục vào năm 2025, thịt lợn vẫn là sự lựa chọn protein hàng đầu ở Trung Quốc nhưng thị phần thịt lợn trong tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ giảm về 53% so với mức 63% vào năm ngoái, Trong khi đó, thị phần của thịt gia cầm trong tổng nhu cầu thịt ở Trung Quốc được dự báo tăng lên mức 30% vào năm 2025.

Theo Viện Thực phẩm và dinh dưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong ngắn hạn, nhu cầu thịt tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc có thể giảm đến 50% khi giá thịt lợn liên tiếp cán các mức lỷ lục mới.

Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn ở Trung Quốc sẽ phục hồi về mức cân bằng 47-49 triệu tấn vào năm 2025 nhưng con số này vẫn thấp hơn so với trước lúc dịch tả lợn châu Phi xuất hiện.

Trong một chuyến thăm gần đây đến các tỉnh có đàn lợn lớn như Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã hối thúc các chính quyền địa phương tái đàn lợn với mục tiêu đưa số lượng đàn lợn trở về mức bình thường vào năm 2020.

Xem thêm>> Con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm ‘khốn khổ’ vì bị cấm ăn chơi xa xỉ

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.