'Thiếu khuôn khổ pháp lý, nhà đầu tư Finhay, Tikop, Infina gặp nhiều rủi ro'

Kỳ Thư - 08/10/2022 09:13 (GMT+7)

(VNF) - Cho rằng khuôn khổ pháp lý đối với Finhay, Tikop, Infina chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và hoàn thiện, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW nhấn mạnh nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực này.

VNF
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch như Finhay, Tikop, Infina và chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Theo thông báo mới đây từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch (Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF…) sử dụng công cụ truyền thông quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

"Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình. UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh", thông báo từ UBCKNN nhấn mạnh.

Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW:

- Ông có thể chỉ ra hình thức đầu tư mới này có điểm gì đáng chú ý?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Fintech là viết tắt của cụm từ “financial technology” tức công nghệ tài chính. Fintech được hiểu chính xác là ứng dụng những cải tiến sáng tạo, thông minh của công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dịch vụ tài chính.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều ứng dụng đầu tư tài chính Fintech đưa ra mức lãi suất cao không tưởng, nhằm thu hút nhiều người chơi tham gia.

Trong khi đó, hoạt động chính của Finhay là phát triển nền tảng quản lý tài chính cho nhà đầu tư cá nhân với những khoản đầu tư nhỏ chỉ từ 50.000 đồng. Đơn vị này khuyến nghị người dùng chỉ quyết định sử dụng ứng dụng khi cảm thấy đã sẵn sàng và chấp nhận các rủi ro (nếu có).

Tương tự, với vốn chỉ từ 50.000 đồng, nhà đầu tư cũng có thể tham gia vào Tikop. Đây là một ứng dụng tài chính Fintech thuộc Công ty Cổ phần công nghệ Techlab ra mắt từ cuối năm 2020.

Còn Infina nền tảng đầu tư và tích lũy được sở hữu bởi công ty RealStake, được thành lập vào năm 2018 tại Singapore và có chi nhánh tại Việt Nam. Ngoài đầu tư vào chứng khoán, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi... Infina còn có sản phẩm đầu tư chung bất động sản theo hình thức mua 1 phần sở hữu trực tiếp từ Infina hoặc từ các sàn giao dịch.

Buff là ứng dụng của Công ty Cổ phần Buff Fintech, cung cấp các sản phẩm tài chính, lãi suất theo quảng cáo hấp dẫn hơn so với kênh tiết kiệm truyền thống. Trong đó, sản phẩm tích lũy kỳ hạn cố định (1-18 tháng) cho lãi suất lên đến 9,6%/năm. Sản phẩm được cấu thành từ các công cụ nợ do các đơn vị tư vấn thị trường thẩm định, chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.

Bản chất của các ứng dụng Fintech là thúc đẩy cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển. Nhưng cái gì cũng có hai mặt lợi và hại của nó và đầu tư vào Fintech cũng không là trường hợp ngoại lệ.

- Hiện đã có khuôn khổ pháp lý cho hình thức đầu tư mới này chưa?

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, song thị trường Fintech ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. So với các nước trong khu vực, số lượng công ty Fintech tại Việt Nam còn khá khiêm tốn.

Fintech ở Việt Nam chưa thực sự phát triển do hệ sinh thái Fintech chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính, công ty khởi nghiệp Fintech, công ty phát triển công nghệ, ...) cũng như khuôn khổ pháp lý quản lý lĩnh vực Fintech chưa được đồng bộ.

Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển Fintech thông qua các chương trình, đề án, tuy nhiên khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và hoàn thiện:

Thứ nhất, cơ chế pháp lý chưa đầy đủ, nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuôn khổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực Fintech trong hoạt động thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động P2P Lending.

Thứ hai, cơ sở pháp lý chưa quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty Fintech. 

Thứ ba, hoạt động Fintech cần chịu sự quản lý và thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan bộ, ngành chủ quản khác nhau do Fintech có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về thể chế quản lý, giám sát cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào đối với lĩnh vực Fintech cũng như chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý hoạt động Fintech.  

Thứ tư, quy định pháp lý cụ thể cho hợp tác phát triển giữa ngân hàng và Fintech khi chia sẻ thông tin khách hàng, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm giữa các bên với khách hàng trong mô hình kinh tế chia sẻ này chưa có. Việc các cơ quan quản lý xem Fintech như một cánh tay nối dài của ngân hàng mà chưa được hoạt động độc lập trong hệ thống tài chính cũng là một khó khăn của các công ty Fintech trong hoạt động thanh toán điện tử. 

Ngoài ra, quy định pháp lý về an ninh mạng cho lĩnh vực Fintech chưa được ban hành. Trong một nghiên cứu về an ninh mạng, Paypal - công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đã tiến hành khảo sát thực trạng về an toàn, an ninh mạng khu vực Fintech tại ASEAN vào đầu năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước khu vực ASEAN nơi có hệ sinh thái Fintech phát triển như Indonesia, Singapore, Việt Nam… cũng đã nhận thức được những thách thức về bảo đảm an ninh, an toàn mạng đối với khu vực Fintech bởi đây là nơi lưu giữ và xử lý khối lượng lớn thông tin người dùng, liên quan đến khối lượng lớn tài sản của người dân trong khi các quy định về an toàn, bảo mật công nghệ thông tin trong lĩnh vực Fintech chưa được nghiêm ngặt như đối với hệ thống ngân hàng.

Như vậy, môi trường pháp lý đối với hoạt động Fintech chưa rõ ràng và hoàn thiện thực sự là khó khăn đối với việc phát triển hệ sinh thái Fintech. Điều này sẽ là trở ngại rất lớn và nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ khi quyết định tham gia đầu tư qua các hình thức Fintech.

- Như vậy, nhà đầu tư có thể gặp những rủi ro gì khi đầu tư vào hình thức này?

Ngày 05/10/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cảnh báo một số ứng dụng Fintech có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích. 

Như vậy có thể thấy, rủi ro đầu tiên khi đầu tư vào Fintech là đây là mô hình kinh doanh mới, chưa có khung pháp lý đầy đủ, do đó khi xảy ra tranh chấp, quyền và lợi ích của nhà đầu tư rất khó được đảm bảo.

Thứ hai, lợi dụng sự phát triển của Fintech, trên thị trường tài chính còn xuất hiện nhiều ứng dụng trá hình, không có người chịu trách nhiệm pháp lý, cho vay tín chấp nhanh chóng, lãi suất cắt cổ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người vay.

Thứ ba, Fintech hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số, do đó, cơ quan nhà nước rất khó để có thể quản lý, kiểm soát, nhất là các rủi ro trong vấn đề về rửa tiền, tài trợ khủng bố… đe dọa tính lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính.

Rủi ro tiếp theo mà nhà đầu tư có thể gặp phải là vấn đề an toàn bảo mật, an ninh mạng, cụ thể, nhà đầu tư có thể bị mất dữ liệu, thông tin khi tham gia đầu tư vào Fintech.

Do đó, thiết nghĩ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động fintech theo cách tiếp cận mở nhưng kiểm soát được rủi ro (như cơ chế sandbox…) đồng thời cần ban hành các tiêu chuẩn, quy định về vấn đề chia sẻ và bảo mật dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng, dịch vụ tài chính xuyên biên giới.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.