Thế giới tuần qua: Trung Quốc liên tiếp xảy ra động đất, Mỹ cấm vận loạt thực thể Nga

Thanh Tú - 22/05/2021 14:25 (GMT+7)

(VNF) - Hàng chục người thương vong do động đất ở Trung Quốc; quân đội Myanmar sắp giải tán đảng của bà Suu Kyi; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng số người tử vong vì Covid-19 có thể gấp 3 lần so với thống kê; EU hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua.

VNF
Trung Quốc đã điều 170 nhân viên cứu hộ tăng cường, 9 chó tìm kiếm cứu nạn và 35 phương tiện để cứu hộ người dân trong 2 vụ động đất.

Hàng chục người thương vong do động đất ở Trung Quốc

Hai trận động đất 6,4 richter và 7,4 độ richter liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Vân Nam, Thanh Hải trong 24 giờ qua khiến ít nhất 3 người chết và 27 người bị thương.

Cụ thể, theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC), trận động đất mạnh 6,4 độ richter xảy ra gần thành phố Đại Lý vào tối 21/5, kéo theo nhiều dư chấn. 3 người được xác nhận đã chết ở khu vực miền núi, 27 người bị thương, gồm ba người trong tình trạng nghiêm trọng.

Số liệu cập nhật của chính quyền địa phương cho biết trận động đất đã khiến gần 13.000 ngôi nhà bị hư hại, một số tuyến giao thông bị cắt do sạt lở.

Đến hơn 2h sáng nay (22/5), một trận động đất mạnh 7,4 độ richter tiếp tục làm rung chuyển tỉnh Thanh Hải, cách vị trí động đất ở Vân Nam khoảng 1.200 km, kéo theo nhiều đợt dư chấn. 

Hiện chưa có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại lớn sau trận động đất tại tỉnh Thanh Hải, khu vực dân cư thưa thớt nằm trải dài trên cao nguyên Tây Tạng.

170 nhân viên cứu hộ tăng cường, 9 chó tìm kiếm cứu nạn và 35 phương tiện đã được huy động cho nhiệm vụ cứu hộ. Lực lượng cứu hộ từ ít nhất 6 địa phương gần đó cũng đang trên đường tới tâm chấn.

Quân đội Myanmar sắp giải tán đảng của bà Suu Kyi

Hãng tin Reuters ngày 21/5, dẫn lời ông Thei Soe, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Thống nhất (UEC) do chính quyền quân sự tại Myanmar chỉ định, cho biết UEC sẽ giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử.

"Hành vi gian lận bầu cử của NLD là bất hợp pháp, nên chúng tôi sẽ phải xóa bỏ giấy phép đăng ký của đảng này", ông Thein Soe tuyên bố.

Myanmar rơi vào khủng hoảng từ sau khi quân đội nước này hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính phủ dân sự với cáo buộc rằng đã có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, kéo theo các cuộc biểu tình trên quy mô toàn quốc.

Những người phản đối quân đội Myanmar đã thành lập nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, hoạt động bí mật hoặc thông qua các thành viên đang ở nước ngoài. Họ tuyên bố đang thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân nhằm thách thức chính quyền quân sự.

Cuộc đảo chính làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng rãi trên cả nước, khiến lực lượng an ninh phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để trấn áp.

Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết ít nhất 800 dân thường đã chết trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar kể từ ngày 1/2, trong đó có hàng chục trẻ em.

Trong khi đó, chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ điều này, cho rằng số thương vong thấp hơn, đồng thời nói 24 cảnh sát và binh sĩ đã chết trong các cuộc biểu tình.

WHO: Số người tử vong vì Covid-19 có thể gấp 3 lần so với thống kê

Quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, số người tử vong do Covid-19 trên toàn cầu ước tính có thể từ 6 đến 8 triệu người, gấp từ 2-3 lần so với hiện nay.

Theo AFP, kể từ khi ca mắc Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, số liệu được công bố chính thức cho thấy đã có hơn 3,4 triệu người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới.

Tuy nhiên theo một thống kê y tế toàn cầu của WHO, số người chết thực sự do Covid-19 trên toàn thế giới có thể cao gấp nhiều lần so với con số được công bố trên.

"WHO đang làm việc với các quốc gia để nắm được chính xác số người chết thực sự do đại dịch để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn cho trường hợp khẩn cấp tiếp theo", bà Samira Asma, trợ lý tổng giám đốc WHO, cho biết.

Theo AFP, sự khác biệt về số liệu có thể do một số yếu tố, bao gồm việc báo cáo chậm số ca tử vong vì Covid-19 ở một số quốc gia và việc nhiều người chết vì Covid-19 từ rất sớm mà không được xét nghiệm.

EU hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

Với 599 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 20/5 đã quyết định hoãn xem xét Hiệp định đầu tư toàn diện (CAI) với Trung Quốc.

Theo nghị quyết mới công bố, EP “yêu cầu Trung Quốc tháo bỏ các lệnh cấm vận trước khi Nghị viện có thể xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư” giữa hai bên. Các nghị sĩ châu Âu cũng cho biết thỏa thuận này chưa chắc được phê chuẩn, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được tháo bỏ.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 21/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào nước này mới là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong quan hệ song phương, do vậy trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc.

Ông Triệu khẳng định các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh là "phản ứng cần thiết và hợp lý" trước các biện pháp trừng phạt trước đây của EU nhằm vào các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề ở Tân Cương.

Nhà ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích EU có "cách tiếp cận đối đầu" và yêu cầu “dừng ngay lập tức” việc can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ song vượt qua khó khăn và trở lại quỹ đạo đúng đắn của đối thoại và hợp tác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này “có thành ý” trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc-EU, nhưng cũng sẽ kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển đất nước.

Ông Biden giảm kinh phí kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng xuống 1.700 tỷ USD

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 21/5 cho biết chính phủ của Tổng thống Joe Biden đã giảm kinh phí đối với gói đề xuất hỗ trợ cơ sở hạ tầng từ 2.250 tỷ USD xuống 1.700 tỷ USD như một biện pháp đối ứng với một gói chi tiêu do một nhóm nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa đề xuất.

Bà Psaki nhấn mạnh đề xuất về gói chi tiêu mới sẽ được đưa ra sau đó cùng ngày, đồng thời lưu ý thêm rằng một số khoản chi vốn bị rút khỏi kế hoạch trên sẽ được đưa vào các gói tài chính khác.

Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ đã công bố kế hoạch chi tiêu khổng lồ nhằm hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như năng lượng tái tạo.

Đề xuất kế hoạch chi tiêu với tên gọi Kế hoạch Việc làm Mỹ là bước đi kế tiếp của ông Biden sau gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD do chính ông đề xuất.

Các quan chức Mỹ cho rằng kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, tăng sức cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp.

Theo ông Biden, đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất cho cơ sở hạ tầng, để các thế hệ sau không bị tụt hậu trong tương lai.

Mỹ cấm vận loạt thực thể Nga liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2

Mỹ đã liệt thêm 13 tàu và 3 công ty của Nga vào danh sách trừng phạt vì có liên quan tới dự án vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/5, những đối tượng này bị đưa vào danh sách trừng phạt theo Luật Bảo vệ An ninh Năng lượng châu Âu (PEESA). Đây là đạo luật được thông qua vào năm năm 2019 nhằm ngăn cản xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết động thái này nhằm bảo vệ Ukraine, không để nước này mất nguồn lợi nhuận thu phí trung chuyển khí đốt đi qua lãnh thổ nước này.

Cụ thể, các tàu Nga bị trừng phạt lần này bao gồm tàu đặt đường ống Akademik Cherskiy, tàu hỗ trợ Artemis Offshore, tàu cung ứng Baltic Explorer; các tàu cứu hộ Bakhtemir, Murman, và Spasatel Karev of MorSpas; các tàu lai dắt Finval, Kapitan Beklemishev, Narval, Sivuch và Umka…

Cơ quan Cứu hộ hàng hải liên bang Nga (Morspas) có trụ sở tại Moscow; MorTransServis có trụ sở tại Kaliningrad và Quỹ Tài sản nhiệt và năng lượng Samara là 3 thực thể lĩnh đòn trừng phạt của Mỹ.

Theo sắc lệnh này, mọi quan hệ và hoạt động giao dịch với các thực thể trừng phạt đều bị cấm.

Xem thêm >> Ông Trump bị kiện, đòi bồi thường gần 23 triệu USD vì gọi SARS-CoV-2 là virus Trung Quốc

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.