Thế giới tuần qua: Mỹ trừng phạt 33 công ty Trung Quốc, 194 nước yêu cầu điều tra độc lập Covid-19

Minh Đăng - 23/05/2020 10:46 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ đưa 33 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, 194 nước thành viên WHO nhất trí mở cuộc điều tra độc lập Covid-19, Trung Quốc lần đầu bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP kể từ năm 1990... là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua.

VNF
Công ty phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Trung Quốc Hikvision cũng nằm trong danh sách đen thương mai của Mỹ.

Mỹ đưa 33 công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại

Bộ Thương mại Mỹ ngày 22/5 đã bổ sung 33 tập đoàn và tổ chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt do hỗ trợ chính phủ Trung Quốc tiến hành các hoạt động “gián điệp” hoặc có liên quan tới vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cụ thể, 7 công ty và 2 tổ chức Trung Quốc bị Mỹ liệt kê vào danh sách đen vì đã "đồng lõa với các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao chống lại người Duy Ngô Nhĩ" cùng những người khác, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo cho biết.

24 công ty, tổ chức chính phủ và tổ chức thương mại còn lại trong danh sách đen bị Mỹ cáo buộc đã hỗ trợ thu mua các thiết bị để quân đội Trung Quốc sử dụng. Các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt, thị trường mà những công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ như Nvidia và Intel đã đầu tư rất lớn.

Trong số các công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt có NetPosa, một trong những công ty về trí tuệ nhân tạo nổi tiếng nhất của Trung Quốc, được cho là có liên quan tới hoạt động giám sát người Hồi giáo tại Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết nếu bị đưa vào danh sách trừng phạt, các công ty và tổ chức sẽ không được phép tiếp cận công nghệ Mỹ khi chưa có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.

Hồi tháng 10/2019, Bộ Thương mại Mỹ cũng từng đưa 28 tập đoàn và tổ chức nhà nước của Trung Quốc vào danh sách trừng phạt với cáo buộc tương tự, trong đó có những công ty phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu như Hikvision.

194 nước thành viên WHO nhất trí mở cuộc điều tra độc lập Covid-19

Toàn bộ 194 nước tham dự Khóa họp 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHA) ngày 19/5 đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập đối với đại dịch Covid-19.

Nghị quyết kêu gọi đánh giá "công bằng, khách quan và toàn diện" về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về các hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến đại dịch Covid-19.

194 nước thành viên WHO nhất trí mở cuộc điều tra độc lập Covid-19.

Nghị quyết không nêu rõ về khoảng thời gian dự kiến diễn ra cuộc điều tra, nhưng WHO tuyên bố rằng họ ủng hộ cuộc điều tra độc lập “vào thời điểm phù hợp và sớm nhất”.

Trước đó, Mỹ, Australia và nhiều thành viên khối EU đã lên tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra độc lập đối với dịch bệnh Covid-19.

Trung Quốc ban đầu phản đối WHO đưa ra nghị quyết về vấn đề này, tuy nhiên sau đó EU đã phải chấp nhận sửa đổi một số nội dung tại dự thảo nghị quyết để có được cái gật đầu của Bắc Kinh, trong đó loại bỏ nội dung đề cập tới Vũ Hán, nơi virus lần đầu xuất hiện.

Trung Quốc lần đầu bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP kể từ năm 1990

Lễ khai mạc Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Khóa XIII đã diễn ra sáng 22/5 với sự góp mặt của hơn 3.000 đại biểu.

Bên cạnh một số chương trình luật, kinh tế trở thành điểm trung tâm tại kỳ họp lần này, với các chủ đề chính là kiểm soát dịch bệnh, biện pháp duy trì tăng trưởng, chương trình giảm nghèo và chính sách về việc làm.

Trong “Báo cáo công tác Chính phủ”, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và Trung Quốc sẽ phải nỗ lực gấp đôi để giảm thiểu thiệt hại mà đại dịch này gây ra.

Lễ khai mạc Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Khóa XIII sáng 22/5.

Đồng thời, ông Lý Khắc Cường cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu cụ thể về tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.

“Lý do là vì quốc gia của chúng ta sẽ đối mặt với một số diễn biến khó lường vì sự bất ổn đáng kể từ đại dịch Covid-19, cũng như môi trường kinh tế và thương mại toàn cầu", Thủ tướng Ký Khắc Cường cho biết.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP.

Ông Lý cũng cho biết Trung Quốc đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách năm nay là 3,6% GDP, tăng so với 2,8% năm 2019.

Cũng theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, lần đầu tiên kể từ năm 2007, Chính phủ Trung Quốc sẽ cho phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt, một hành động mà ông cho là "những biện pháp phi thường trong thời gian bất thường".

Bà Thái Anh Văn tái nhậm chức lãnh đạo Đài Loan

Bà Thái Anh Văn đã giành quyền lãnh đạo Đài Loan thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa sau cuộc bầu cử lại hôm 11/1, khi đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) của bà đã chiếm đa số trong cơ quan lập pháp.

Phát biểu trong lễ nhậm chức tại Đài Bắc ngày 20/5, bà Thái Anh Văn cho biết mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã đạt đến một bước ngoặt lịch sử. Trung Quốc và Đài Loan có trách nhiệm tìm cách cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn gia tăng đối kháng và khác biệt.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong lễ nhậm chức tại Đài Bắc ngày 20/5.

"Tôi muốn nhắc lại các cụm từ 'hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại'. Chúng ta sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng ‘Một quốc gia, hai chế độ’ để hạ thấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng ở eo biển. Chúng ta kiên định theo nguyên tắc này", bà Thái nói thêm.

Đồng thời, bà Thái Anh Văn khẳng định Đài Loan sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc và cũng sẽ đấu tranh để tham gia các tổ chức quốc tế, tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật, châu Âu và các nước có tư tưởng giống Đài Loan.

Trung Quốc đã đề nghị mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" cho Đài Loan, đảm bảo mức độ tự trị cao, cũng như cách Bắc Kinh đã làm với Hong Kong. Tuy nhiên, tất cả các đảng lớn của Đài Loan đều bác bỏ mô hình này.

Xem thêm >> Tài sản giới tỷ phú Mỹ vẫn ‘nảy nở’ trong 2 tháng phong tỏa chống dịch Covid-19

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.