Thấy gì từ việc Bộ Giao thông Vận tải nhận trách nhiệm tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông?

Quý Nguyễn - 24/05/2020 07:30 (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải vừa nhận trách nhiệm về chậm tiến độ, đội vốn tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

VNF
Bộ GTVT nhận trách nhiệm trong việc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn. (Ảnh: Hòa Thắng)

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thừa nhận, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư.

Điểm mặt các dự án chậm tiến độ, đội vốn

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong bản báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, 7, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn của Bộ GTVT.

Cụ thể, trong báo cáo, Bộ GTVT điểm mặt những công trình chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. Đó là dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Đặc biệt, trong số này còn có 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư là dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.

Bộ GTVT cho rằng, hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp. Trong đó có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Ngoài ra, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, từ đó khiến các dự án rơi vào tình trạng kéo dài thời gian và đội vốn.

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan khác như biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; công tác xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi cũng đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Theo Bộ GTVT, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, các yếu tố chủ quan khác cũng là nguyên nhân chính gây ra việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.

Caption

Nhận trách nhiệm liệu đã đủ?

Nói riêng về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT cho biết đang tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch bàn giao đưa dự án vào khai thác trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.

Hiện công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị đã cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý; vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn hệ thống; khắc phục một số tồn tại để đảm bảo yêu cầu so với thiết kế làm cơ sở để tiến hành nghiệm thu dự án.

Đặc biệt, Bộ GTVT khẳng định, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Vì dịch bệnh này mà đến nay các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa thể sang Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án do khó khăn trong các thủ tục cấp visa, vận chuyển đưa đón nhân sự, cách ly phòng chống dịch bệnh.

Lý giải về nguyên nhân khiến các dự án bị đội vốn, nhất là những dự án đường sắt đô thị, Bộ GTVT cho rằng, nguyên nhân chính do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư. Cụ thể là do chưa có kinh nghiệm với loại hình đường sắt đô thị nên tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu.

Một lần nữa, Bộ GTVT thừa nhận, việc để dự án đội vốn thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư và tư vấn thực hiện dự án.

TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc NXB GTVT khẳng định, Bộ GTVT đương nhiên phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính về những vấn đề xảy ra tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

“Dự án này ngay từ đầu đã cho thấy sự bất cập một cách rõ ràng nhưng Bộ GTVT vẫn quyết tâm làm. Biết là lạc hậu mà vẫn làm, xong lại chậm tiến độ, đội vốn thì đương nhiên Bộ GTVT với tư cách là chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên” - TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

Theo nguyên Giám đốc NXB GTVT, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là hình ảnh tiêu biểu nhất về việc chậm tiến độ và đội vốn trong những dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Qua dự án này có thể thấy Bộ GTVT đã thiếu trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý...

Các chuyên gia cho rằng, việc Bộ GTVT nhận trách nhiệm là một nhẽ nhưng trách nhiệm luôn phải đi đôi với hình thức xử lý kỷ luật. Vấn đề của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được nói đến rất nhiều nhưng chưa bao giờ thấy nói đến việc lãnh đạo nào của cơ quan này chịu trách nhiệm hay bị kỷ luật. 
 

Theo KTĐT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.