Thấy gì trong bức tranh toàn cảnh ngành điện?

Vân Oanh - 01/03/2022 18:49 (GMT+7)

(VNF) - 2021 là một năm bội thu của các công ty thủy điện nhưng lại không mấy thuận lợi với các công ty nhiệt điện.

VNF
2021 là một năm bội thu của các công ty thủy điện nhưng lại không mấy thuận lợi với các công ty nhiệt điện.

Thủy điện: Tiền về như nước

2021 là năm thành công của các doanh nghiệp thủy điện, đạt tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Có thể kể đến Công ty Thủy điện Thác Mơ (HoSE: TMP) năm ngoái đã ghi nhận gần 750 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 69% và lợi nhuận sau thuế đạt 363 tỷ đồng, gấp đôi mức thực hiện năm 2020.

Sản lượng điện sản xuất tăng nhờ lưu lượng nước về hồ tốt hơn, cùng với sự đóng góp của nhà máy điện mặt trời mới có công suất 50MWp... là các yếu tố chính giúp Thủy điện Thác Mơ có bức tranh kinh doanh khả quan trong năm trước. So với kế hoạch năm, doanh nghiệp này đã vượt tới 60% chỉ tiêu lãi sau thuế.

Tương tự, một doanh nghiệp thủy điện khác là Công ty Thủy điện Cần Đơn (HoSE: SJD) cũng công bố mức lợi nhuận sau thuế tăng tới 60%, đạt 159 tỷ đồng; doanh thu thuần tăng trưởng 28% lên 425 tỷ đồng. Thành tích này giúp doanh nghiệp hoàn thành được 114% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Còn ở Công ty Thủy điện Miền Nam (HoSE: SHP), doanh nghiệp này lãi 265 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần kết quả năm 2020, dù doanh thu thuần chỉ tăng 53%. Đây là con số lợi nhuận kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này đi vào hoạt động. Sở hữu 3 nhà máy điện ở tỉnh Lâm Đồng, năm vừa qua, Thủy điện Miền Nam đã cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp của mình, từ 33% lên 53%, đồng thời tiết giảm chi phí tài chính khá hiệu quả - nguyên nhân chủ yếu giúp lãi ròng lập kỷ lục trong năm.

2021 cũng là một năm ghi nhận bức tranh kinh doanh khả quan của Công ty Thuỷ điện A Vương (UPCoM: AVC), với doanh thu thuần tăng gần 30% so với năm 2020, đạt hơn 682 tỷ đồng. Nhờ giảm chi phí vốn, quản lý doanh nghiệp, công ty này đạt lãi sau thuế hơn 342 tỷ đồng, tăng trưởng gần 84%.

Đứng đầu về doanh thu và lợi nhuận của trong số các công ty thủy điện trên sàn chứng khoán là Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (UPCoM: DNH). Theo đó, năm 2021, DNH thu về 2.476 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 47% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế gấp đôi cùng kỳ, lên 1.374 tỷ đồng và vượt 113% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Với đặc điểm là doanh thu bán hàng chính từ sản xuất điện, nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thời tiết, nguồn nước thiên nhiên, nên có thể nói ngành thủy điện năm 2021 đã “gặp thời” do hưởng lợi từ hiệu ứng La Nina.

Điện than, điện khí: Hạ nhiệt

Trái với những diễn biến tích cực của các doanh nghiệp thủy điện, các doanh nghiệp nhiệt điện ghi nhận màn trình diễn không thực sự khả quan trong năm 2021.

Ví dụ như Công ty Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND), đơn vị đang vận hành 2 nhà máy nhiệt điện chạy than là Nhiệt điện Hải Phòng 1 và Nhiệt điện Hải Phòng 2, đã kết thúc năm 2021 với doanh thu thuần 9.026 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Đáng nói, biên lãi gộp “rớt thảm” từ 17,5% xuống 7,2% là nguyên nhân đẩy lợi nhuận sau thuế về còn 443 tỷ đồng, bằng 30% mức thực hiện năm 2020.

Tình hình kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) cũng có nét tương đồng. Doanh nghiệp này vừa trải qua một năm ảm đạm với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 8% và 63% so với năm 2020, lần lượt đạt 8.455 tỷ đồng và 477 tỷ đồng.

Ngoài tác động chung của thị trường, lãi ròng của QTP giảm sâu là do hồi quý IV/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu chênh lệch tỷ giá và điều chỉnh tăng thời gian khấu hao một số tài sản cố định, nhằm phù hợp với tình hình sử dụng thực tế của tài sản, từ đó làm gia tăng lợi nhuận, tạo ra nền so sánh cao. Được biết, QTP hiện vận hành 4 tổ máy nhiệt điện chạy than với sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 6 tỷ kWh.

Đối với điện khí, đơn cử là Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2), lãi sau thuế năm 2021 đạt 534 tỷ đồng, giảm gần 15% so với kết quả 2020 nhưng so với kế hoạch năm thì vẫn vượt 15%. Doanh thu thuần của NT2 tăng trưởng nhẹ trong năm, dù vậy vẫn thấp hơn mức tăng của giá vốn, khiến lợi nhuận gộp sụt giảm 24% trong kỳ.

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021, nhiệt điện than chiếm gần 47% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống, theo sau là thủy điện với tỷ trọng 30%, còn lại thuộc về nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Thủy văn thuận lợi giúp thủy điện “gặp thời”, nhưng cũng vì đó tác động tới lượng huy động nguồn nhiệt điện khi EVN sẽ ưu tiên nguồn điện có chi phí thấp hơn. Chưa kể một số nguồn cung mới tới từ điện gió cũng làm thị phần ngày một “chật chội” thêm.

Hơn nữa, năm 2021 chứng kiến các đợt tăng giá đột biến của các nguyên liệu đầu vào là than và khí, đặc biệt là sự bùng nổ của giá dầu thế giới, cũng là nguyên nhân khiến nhiệt điện trở nên kém hấp dẫn.

Điện gió: Cuộc đua ngã ngũ

Hiện nay, thủy điện gần như đã hết dư địa khai thác nên chỉ thực hiện một số dự án đã có trong quy hoạch 7 mở rộng và sau đó hầu như không phát triển thêm. Còn triển vọng tăng trưởng của nhiệt điện cũng trở nên khó khăn hơn khi các tổ chức tài chính quốc tế theo đuổi chính sách tín dụng xanh, quyết định không hỗ trợ vay vốn với các dự án điện than mới.

Trong khi đó, việc nhập khí cho các nhà máy điện khí dự kiến gặp không ít thách thức và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới, chưa kể nguồn nhiên liệu này có giá cao, cần các thiết bị, trung tâm hóa khí, kho chứa đặc biệt nên chưa chắc đã là lựa chọn tối ưu.

Cùng với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050 của Việt Nam tại hội nghị COP26, có thể nói điện gió nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung được xem là hướng đi phù hợp với xu hướng toàn cầu, góp phần gia tăng nguồn điện thân thiện với môi trường hơn trong hệ thống điện Việt Nam.

Năm vừa qua là thời điểm kết thúc cuộc đua điện gió, ghi nhận 84 nhà máy điện đã được công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất 3.980 MW, kịp hoạt động trước ngày 1/11/2021 để hưởng giá FIT ưu đãi. Ngược lại, có 4 dự án với tổng công suất 178 MW đã hoàn thành đấu nối nhưng không kịp hoàn thành thử nghiệm COD và còn 62 dự án đã ký hợp đồng bán điện nhưng chưa hoàn thành/chưa triển khai. Các dự án không kịp hưởng giá FIT dự kiến sẽ được chuyển tiếp sang cơ chế đấu giá.

Hiện có rất ít các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời niêm yết trên sàn chứng khoán, chỉ có một số doanh nghiệp đang có hoạt động mở rộng và phát triển thêm mảng năng lượng tái tạo, bao gồm Công ty Xây lắp Điện I (HoSE: PC1), Công ty Điện Gia Lai (HoSE: GEG), Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (HoSE: TV2), Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HoSE: TTA), Công ty Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE)... đều cho thấy mức doanh thu từ năng lượng tái tạo khá ổn định, biên lợi nhuận tốt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City, Bộ Tài chính muốn xử lý 19 'ông lớn' BĐS

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City, Bộ Tài chính muốn xử lý 19 'ông lớn' BĐS

(VNF) - Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng; Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp làm rõ; Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua; Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua.

TMT Motor thay ‘tướng’ có đổi vận?

TMT Motor thay ‘tướng’ có đổi vận?

(VNF) - Sau khi thay đổi tên gọi vào hồi đầu năm nay, TMT Motor tiếp tục thay Tổng giám đốc Công ty xe điện với kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới trên thị trường.

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

(VNF) - Hàn Quốc đang chìm trong cơn sốt siêu xe hạng sang bất chấp suy thoái kinh tế kéo dài, với một số thương hiệu ô tô danh tiếng thế giới phá kỷ lục doanh số hàng năm.

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

(VNF) - Theo lộ trình, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi vào năm 2025. Tuy nhiên, để tránh tạo thêm gánh nặng cho người nộp thuế trước những quy định đã lỗi thời, nhiều ý kiến cho rằng, một số bất cập của thuế thu nhập cá nhân nên được sửa ngay trong năm 2024.

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

(VNF) - Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – CTCP từng tham gia đấu và trúng thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 8.414,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông chính của Tổng công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chiếm 46,49% vốn điều lệ).