Thay đổi chính sách thuế để cải thiện chất lượng tăng trưởng

Quỳnh Anh - 11/12/2023 16:10 (GMT+7)

(VNF) - Trong buổi chia sẻ với các chuyên gia kinh tế do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức dưới bối cảnh nền kinh tế trong nước hồi phục cầm chừng, rất nhiều biện pháp và đề xuất đã được thảo luận nhằm cải thiện tăng trưởng trong tương lai gần.

VNF
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức sự kiện về kinh tế vĩ mô 2023 và những thay đổi về chính sách thuế để cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Nội dung sự kiện bao gồm những chia sẻ của các chuyên gia về bối cảnh chung của nền kinh tế; các vấn đề về chính sách tài khoá, phản biện và bình luận; đồng thời có những tham vấn chính sách về cải cách thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt; cải cách thể chế và tài chính công...

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn trên con đường hồi phục do nhiều yếu tố bất lợi về địa chính trị, lạm phát, lãi suất và rủi ro tài chính cao hơn. Những điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trong nước, bất chấp những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đem lại.

Để cải thiện chất lượng tăng trưởng, Chính phủ hướng tới việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách thuế nhằm ổn định thị trường, cải thiện nguồn thu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; trong đó, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá được kỳ vọng sẽ góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, đồng thời thể hiện cam kết của Chính phủ đối với phát triển bền vững và an sinh xã hội.

Ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS).

Chia sẻ tại sự kiện, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VESS nhận định tốc độ tăng trưởng trung bình đang chậm lại, trong khi tốc độ tăng trưởng ngắn hạn biến động mạnh hơn. Tăng trưởng GDP trong 3 quý đầu đạt 4,2%, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đặt ra.

Sản xuất công nghiệp suy giảm, tiêu dùng tăng trưởng chậm lại, lĩnh vực bất động sản yếu kém là những yếu tố chính khiến nền kinh tế chưa thể bứt phá, trong khi đầu tư công và FDI là những điểm sáng hiếm hoi. Lĩnh vực xuất khẩu cải thiện dần song dự kiến sẽ còn bị ảnh hưởng từ sự khó khăn của kinh tế Mỹ và EU. 

Theo ông Phạm Thế Anh, mặc dù lạm phát cơ bản đã giảm nhưng tốc độ giảm chậm, nhưng cần chú ý lạm phát tổng thể có dấu hiệu tăng trở lại do giá nhiên liệu, giá điện/nước tăng, giá lương thực tăng, tỷ giá tăng và do bị ảnh hưởng bởi các xung đột chính trị. 

Do đó, ông Phạm Thế Anh cho rằng xu hướng chính sách sắp tới là tiếp tục nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng, nhưng phải cẩn trọng hơn với lạm phát. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì nền lãi suất thấp, điều tiết ổn định tỷ giá khi cần, trong khi chính sách tài khóa có thể được tận dụng để hỗ trợ kinh tế hồi phục. 

Trong dài hạn, nền kinh tế tiếp tục phụ thuộc vào kênh tín dụng, do thị trường trái phiếu mất nhiều thời gian để hồi phục. Trong khi đó, lãi suất huy động đang ở vùng đáy, khó giảm thêm.

Cũng trong buổi chia sẻ, PGS. TS. Vỹ Sỹ Cường, Chuyên gia Tài chính công, Phó trưởng bộ môn Phân tích Chính sách Tài chính thuộc Học viện Tài chính, cũng đưa ra ý kiến về một số biện pháp cải thiện chính sách tài khóa thông qua các biện pháp điều chỉnh thuế. 

Theo ông Vỹ Sỹ Cường, so với các quốc gia mới nổi khác ở châu Á thì Việt Nam dựa nhiều vào các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và thuế xuất nhập khẩu, trong khi cơ cấu thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và thuế tiêu thụ đặc biệt còn nhỏ. 

Gợi ý về một số biện pháp cải cách thuế trong giai đoạn 2023, PGS. TS. Vỹ Sỹ Cường đề xuất cải cách thuế giá trị gia tăng, xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu, tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà, cũng như mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm.

Xem thêm >> Cựu chủ tịch Khánh Hòa bị kê biên loạt tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

(VNF) - Rủi ro điều chỉnh trong một vài phiên tới là hiện hữu. Mặc dù mức điều chỉnh có thể không quá lớn nhưng đây mới là cơ hội mua vào, thay vì lao vào thị trường khi đà tăng ngắn hạn đã qua đoạn cao trào.

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.