Thách thức đối với nỗ lực 'xoay trục' đất hiếm khỏi Trung Quốc của phương Tây

Mai Ly - 24/08/2020 07:29 (GMT+7)

Mỹ và Australia đã khởi động một dự án đầy tham vọng nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho kim loại đất hiếm mà không có sự tham gia của Trung Quốc.

VNF
Thách thức đối với nỗ lực 'xoay trục' đất hiếm khỏi Trung Quốc của phương Tây

Giới quan sát đánh giá nỗ lực này thu hút sự quan tâm của thị trường nhưng có thể gặp phải trở ngại về chi phí.

Công ty khai thác đất hiếm Australia Lynas vừa thông báo về việc ký kết hợp đồng Giai đoạn một với Bộ Quốc phòng Mỹ để xây dựng một cơ sở xử lý đất hiếm ở bang Texas.

Trong một tuyên bố cuối tháng Bảy vừa qua, Giám đốc điều hành của Lynas, Amanda Lacaze bày tỏ sự vui mừng về hợp đồng với Lầu Năm Góc để khởi động Giai đoạn một này, đồng thời cam kết sẽ cung cấp cơ sở vật chất "kịp thời và ít rủi ro".

Lynas và đối tác của Mỹ Blue Line sẽ xây dựng một cơ sở xử lý các loại đất hiếm nặng như dysprosium, được sử dụng trong nam châm. Công ty cho biết, nguồn tài trợ từ Bộ Quốc phòng sẽ dành cho việc nghiên cứu về chiến lược và thị trường cùng với việc lập kế hoạch và thiết kế chi tiết cơ sở này.

Kotaro Shimizu, nhà phân tích cấp cao của Mitsubishi UFJ, cho biết điều quan trọng là có thể có một cơ sở sản xuất đất hiếm nặng bên ngoài Trung Quốc. Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được phân thành các loại nặng và nhẹ theo trọng lượng nguyên tử.

Nguồn cung cấp đất hiếm nặng đặc biệt phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia có thị phần được cho là đạt 90%. Các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh lớn về công nghệ tách và tinh chế, cũng như chi phí sản xuất.

Theo chuyên gia Shimizu, một dự án đất hiếm nặng đã khởi công ở Pháp sau đó bị bỏ dở vì các vấn đề về chi phí. Nhà máy của Lynas ở Texas dự kiến là dự án duy nhất thuộc loại này không được tài trợ bằng vốn đầu tư của Trung Quốc.

Các nam châm hiệu suất cao thường được sử dụng trong động cơ xe quân sự. Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cùng ý thức được về nghịch lý này và đã có những bước chuẩn bị đề phòng Bắc Kinh cắt nguồn cung cấp "nguyên liệu của thế kỷ 21" như nhận định của nhà báo Guillaume Pitron, tác giả cuốn sách có tiêu đề "Chiến tranh kim loại hiếm".

Mỹ đã có những bước đi quan trọng nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nhà cung cấp gần như độc quyền của thế giới, đó là Trung Quốc. Hãng tin Reuters tiết lộ hồi tháng 4/2020, Lầu Năm Góc quyết định tài trợ trở lại cho hai dự án khai thác đất hiếm nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự của Mỹ.

Hai dự án đó liên quan đến các mỏ đất hiếm tại Texas và California. Mỏ thứ nhất do tập đoàn Australia Lynas cùng khai thác với một đối tác Mỹ và mỏ thứ hai do tập đoàn MP Materials quản lý. Ngoài ra, vẫn theo hãng tin Reuters, Chính phủ Mỹ sắp thông báo hỗ trợ cho MP trong một dự án thứ ba tại bang Nevada.

Trong giai đoạn từ năm 2004-2017 có đến 80% kim loại hiếm Mỹ mua vào có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Trung tâm địa chất Mỹ, Trung Quốc kiểm soát 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới.

Năm 2018, Trung Quốc là nguồn cung cấp 70% đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu và cho đến hiện tại 90% đất hiếm được khai thác từ các khắp nơi trên thế giới đều phải nhờ đến Trung Quốc sàng lọc, để từ "đất" trở thành "kim loại" và có thể cung cấp cho các tập đoàn công nghiệp.

Vì lợi ích an ninh quốc gia, Lầu Năm Góc tìm cách đảm bảo chuỗi cung ứng đất hiếm mà không phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát trên thị trường tin rằng việc xoay trục khỏi Trung Quốc sẽ là việc "nói dễ hơn làm".

Việc khai thác đất hiếm phải có một dây chuyền công nghiệp và đòi hỏi công nghệ đặc biệt. Vậy tới nay, Mỹ đã làm được những gì để giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc?

Nhà báo Guillaume Pitron nói: "Hiện tại, Mỹ đã mua lại tập đoàn Hitachi của Nhật Bản, một vài công ty Mỹ làm chủ được công nghệ này, nhưng chỉ sản xuất ở mức độ nhỏ, không đủ để bảo đảm nhu cầu trên toàn quốc.

Năm 2010, Viện Kiểm toán Nhà nước của Mỹ trong một báo cáo thẩm định rằng sẽ mất 15 năm để khởi động lại toàn bộ ngành khai thác đất hiếm và chế tạo kim loại hiếm. Cần một quãng thời gian dài như vậy do ở đây liên quan đến ít nhất là 5 hay 6 lĩnh vực công nghiệp khác nhau, với những kỹ thuật rất khác biệt.

Vì vậy, có thể nói Mỹ cần giảm mức độ lệ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc là một chuyện, làm được việc đó hay không lại là chuyện khác. Tương tự như vậy, khai thác mỏ đất hiếm là một chuyện, làm chủ được toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất kim loại hiếm lại là chuyện khác".

Để tự chủ đất hiếm, Mỹ sẽ phải quản lý tất cả, từ khâu khai thác các quặng mỏ, sàng lọc để có được kim loại hiếm, rồi biến các kim loại hiếm này thành nam châm để có thể phục vụ cho các công nghệ cao.
Nghị sĩ bang Florida Marco Rubio và Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz đã vận động để cho ra đời một đạo luật cho phép khởi động lại các mỏ đất hiếm ở Mỹ.

Kế đến, các tập đoàn công nghiệp đã nhập cuộc để khai thác mỏ đất hiếm ở bang Texas. Tuy nhiên, khâu tiếp theo là sàng lọc để chắt ra được các kim loại hiếm và sau đó đưa vào các khâu sản xuất. Tất cả những giai đoạn này đòi hỏi rất nhiều thời gian, có thể là nhiều năm.

Giới quan sát còn chỉ ra thực tế là quặng từ các mỏ thuộc sở hữu của Lynas được cho là có hàm lượng đất hiếm thấp hơn so với các quặng của Trung Quốc. Vì vậy, công ty phải khai thác nhiều khoáng sản hơn để chiết xuất và phân tách các kim loại cụ thể, như dysprosium, việc này sẽ làm chi phí tăng cao.

Các nhà giao dịch trên thị trường hàng hóa đã ví việc khai thác kim loại đất hiếm nặng giống như việc mua cả một con bò chỉ để lấy thịt thăn. Giá đất hiếm nhẹ neodymium có giá giao ngay vào khoảng 55,20 USD/kg trong tháng Bảy, còn đất hiếm nặng dysprosium thì có mức giá 344,40 USD/kg.

Các nguồn cung mới của phương Tây có thể gây áp lực giảm giá, nhưng liệu hoạt động sản xuất có diễn ra suôn sẻ hay không vẫn chưa rõ ràng. Thị trường đất hiếm đang theo dõi chặt chẽ cuộc đối đầu ngày càng tăng của liên minh Mỹ - Australia với Trung Quốc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

Doanh nghiệp làm gì để thay đổi cảm nhận của khách hàng về bảo hiểm?

(VNF) - FWD Việt Nam ra mắt tính năng “chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời” trên website của công ty, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong việc đọc hiểu các thông tin bảo hiểm để nắm rõ quyền lợi của mình.

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

Đã có ngân hàng triển khai giao dịch giá trị cao bằng sinh trắc học

(VNF) - Ngay từ thời điểm này, các khách hàng của TPBank đã có thể bắt đầu đăng ký dữ liệu sinh trắc học, gồm dữ liệu khuôn mặt/vân tay đồng bộ với thông tin căn cước công dân (CCCD) gắn chip, để sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua app TPBank và các điểm giao dịch của ngân hàng.

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

Thời kỳ đen tối của Tesla: Đợt sa thải tàn khốc chưa có hồi kết

(VNF) - Đợt sa thải tàn khốc của Tesla đã bước sang tuần thứ tư, với nhiều nhân viên đăng bài trên LinkedIn và các nơi khác về việc nhận được thông báo rằng thời gian của họ tại công ty đã kết thúc.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

(VNF) - Công ty Cây xanh Công Minh đã tham gia đấu và trúng nhiều gói thầu về trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Công ty này đã tham gia 228 gói thầu, trong đó trúng 172 gói, trượt 37 gói, 14 gói chưa có kết quả và 5 gói đã bị hủy.

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Sau mùa ĐHCĐ, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

Sau mùa ĐHCĐ, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

(VNF) - Năm nay, cổ đông nhiều nhà băng vui hơn khi được chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt xông xênh hơn so với những năm trước. Tuy vậy, nhiều người băn khoăn nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu sẽ có lợi hơn?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.