Tân Chủ tịch ECB đứng trước những nhiệm vụ đầy thách thức

PV - 02/11/2019 08:08 (GMT+7)

Bà Lagarde cho rằng các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thặng dư ngân sách như Đức và Hà Lan nên tăng chi để chống đỡ cho tình hình tăng trưởng chậm trong khối này.

VNF
Tân Chủ tịch ECB Christine Lagarde và người tiền nhiệm Mario Draghi. (Nguồn: Reuters)

Ngày 1/11, bà Christine Lagarde đã chính thức trở thành Tân Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong bối cảnh nội bộ cơ quan này chưa thống nhất được quan điểm về việc nối lại chính sách tiền tệ nới lỏng để đẩy lạm phát lên và ngăn ngừa nguy cơ suy thoái kinh tế.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh RTL của Pháp, bà Lagarde cho rằng các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thặng dư ngân sách như Đức và Hà Lan nên tăng chi để chống đỡ cho tình hình tăng trưởng chậm trong khối này.

Bà Lagarde nhấn mạnh dù đã phối hợp thành công các chính sách tài chính nhằm bảo vệ Eurozone trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ 2008-2009, nhưng kể từ đó các nước thành viên có thặng dư ngân sách trong khối "thực sự chưa chứng tỏ được nhiều nỗ lực cần thiết."

Bà Lagarde cho rằng các quốc gia thặng dư ngân sách thường xuyên như Hà Lan, Đức và một số ít nước khác nên giảm bớt các điều kiện ràng buộc tài chính nhằm hỗ trợ khắc phục tình trạng mất cân bằng hiện nay.

Một ngày trước khi tiếp quản vị trí Chủ tịch ECB từ người tiền nhiệm Mario Draghi, bà Lagarde kêu gọi các quốc gia nói trên tăng chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và đổi mới. Bà Lagarde cũng nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc thiết lập ngân sách chung lớn hơn nữa của 19 quốc gia Eurozone.

Trước đó, hồi đầu tháng 10/2019, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Eurozone đã nhất trí những nội dung cơ bản trong một ngân sách chung của khối, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tham vọng mà Tổng thống Pháp đề xuất. Ngân sách này được giới hạn ở mức 17 tỷ euro (gần 19 tỷ USD) trong vòng bảy năm và sẽ được gắn với ngân sách của Liên minh châu (EU).

Xuất phát từ các chương trình cứu trợ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, công cụ trên chỉ hỗ trợ các chính phủ chấp nhận thực hiện các cải cách khó khăn, như cắt giảm lương hưu hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh.

Ngân sách trên vẫn cần phải được các nhà lãnh đạo của Eurozone thông qua. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là liệu tất cả 27 quốc gia EU tham gia các cuộc đàm phán ngân sách của liên minh này có đồng ý chuyển một phần ngân sách toàn khối cho một dự án của Eurozone hay không.

Trên thực tế, các cuộc đàm phán trong thời gian qua vốn đã căng thẳng vì "sự ra đi" của Vương quốc Anh, gây sức ép buộc các nước giàu phải đóng góp nhiều hơn cho ngân sách EU.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.