Tài sản tỷ phú thế giới lần đầu vượt 10.000 tỷ USD

Minh Anh - 13/10/2020 18:51 (GMT+7)

Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện vẫn là ông chủ Amazon Jeff Bezos với 189 tỷ USD. Theo sau là Bill Gates, Elon Musk và Mark Zuckerberg.

VNF
Ảnh: China Daily

Lần đầu tiên tổng tài sản các tỷ phú vượt mốc 10.000 tỷ USD

Báo cáo "Riding the storm" công bố đầu tháng 10 của UBS và PwC, cho thấy tổng tài sản của các tỷ phú toàn cầu đã lập kỷ lục 10.200 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay. Con số này tăng mạnh so với 8.000 tỷ USD đầu tháng 4.

Đây cũng là lần đầu tiên tổng tài sản các tỷ phú vượt mốc 10.000 tỷ USD. Số người siêu giàu trên toàn cầu, với tài sản có giá trị 1 tỷ USD trở lên, tăng từ 2.158 vào năm 2017 lên 2.189 vào tháng 7/2020.

Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7, báo cáo tìm ra tỷ phú trong tất cả các ngành đều tăng tài sản với tốc độ 2 chữ số. Nhóm công nghiệp, công nghệ và chăm sóc sức khỏe có mức tăng kỷ lục, từ 36% - 44%. 

Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện vẫn là ông chủ Amazon Jeff Bezos với 189 tỷ USD. Ảnh: AFP

3 tháng này lại chính là thời kỳ cao điểm các nước trên thế giới áp lệnh phong tỏa để ngăn đại dịch lây lan. Hàng triệu người bị thất nghiệp và sống chật vật bằng các khoản trợ cấp của chính phủ.

"Ngành công nghiệp hưởng lợi rất lớn khi thị trường đặt cược vào đà phục hồi kinh tế mạnh. Các hãng công nghệ thì vừa kinh doanh tốt trong mùa dịch, do nhu cầu tăng cao, vừa được lợi từ môi trường lãi suất thấp", báo cáo giải thích. Chứng khoán đi lên kéo tài sản của các tỷ phú lên cao.

Các hãng công nghệ thì vừa kinh doanh tốt trong mùa dịch, do nhu cầu tăng cao, vừa được lợi từ môi trường lãi suất thấp. Ảnh: DPA

Theo Bloomberg Billionaire Index, người giàu nhất thế giới hiện vẫn là ông chủ Amazon Jeff Bezos với 189 tỷ USD. Theo sau là Bill Gates, Elon Musk và Mark Zuckerberg với tài sản lần lượt 124 tỷ USD, 103 tỷ USD và 98 tỷ USD.

Châu Á chống chọi các bất ổn kinh tế vĩ mô

Với 831 tỷ phú, chiếm 38% số tỷ phú trên toàn cầu, châu Á tiếp tục là nơi có số tỷ phú đông nhất. Trong vòng bốn tháng gần đây, tổng tài sản của giới tỷ phú châu Á tăng 36%, lên mức 3.300 tỷ USD.

Giới tỷ phú ở châu Á chống chọi các bất ổn kinh tế vĩ mô tốt hơn các đồng nghiệp trên toàn cầu. Từ cuối năm 2019 đến đầu tháng 4/2020, khi làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán diễn ra, tài sản của giới tỷ phú châu Á chỉ suy giảm 2,1%. Trong cùng giai đoạn, mức suy giảm tài sản của giới tỷ phú ở châu Mỹ và khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) lần lượt là 7,4% và 10,1%.

Báo cáo của PwC và UBS trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 7/2020, tổng của cải của nhóm tỷ phú y tế tăng đến 50,3%, lên mức 658,6 tỷ USD nhờ kỷ nguyên mới của phát triển thuốc, các sáng tạo trong chẩn đoán và công nghệ y tế cũng như các phương thuốc và thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19. Trong cùng thời gian, tài sản của giới tỷ phú công nghệ trên toàn cầu tăng 42,5%, lên mức 1.800 tỷ USD.

Giới tỷ phú ở châu Á chống chọi các bất ổn kinh tế vĩ mô tốt hơn các đồng nghiệp trên toàn cầu. Ảnh: AFP

Tại châu Á, các tỷ phú hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo chứng kiến tài sản tăng 23% trong giai đoạn từ 2018 đến tháng 7/2020, trong khi đó, mức tăng tài sản ở các tỷ phú trong các ngành kinh doanh truyền thống ở khu vực này chỉ đạt 13%.

Đến cuối tháng 7/2020, có 17% tỷ phú ở châu Á hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng, 16% liên quan đến lĩnh vực công nghệ và 14% kinh doanh trong lĩnh vực nguyên vật liệu.

Tại Singapore, các tỷ phú thường xuất thân từ các ngành kinh doanh truyền thống như bất động sản, ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch. Nhưng ngày càng nhiều tỷ phú ở "đảo quốc Sư tử" xuất hiện ở các lĩnh vực kinh doanh thuộc kỷ nguyên mới như công nghệ và chăm sóc y tế, theo Anurag Mahesh, đồng giám đốc văn phòng quản lý tài sản gia đình ở khu vực Á của Ngân hàng UBS.

Mahesh cho biết các tỷ phú truyền thống ở Singapore cũng đang nỗ lực chuyển đổi số hóa các hoạt động kinh doanh của họ.

Các tỷ phú thường xuất thân từ các ngành kinh doanh truyền thống như bất động sản, ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch. Ảnh: Getty Images

Theo báo cáo của PwC và UBS, Mỹ là nơi tập trung tài sản lớn nhất của giới tỷ phú lớn nhất với tổng giá trị 3.600 tỷ USD. Trung Quốc đại lục (không bao gồm Hồng Kông và Macau) đứng thứ 2 với 1.600 tỷ USD tài sản đang nằm dưới sự quản lý của các tỷ phú.

Dù vậy, với mức tăng trưởng 1.146%, tổng tài sản của giới tỷ phú Trung Quốc tăng mạnh nhất thế giới trong thập niên qua.

Khoảng 50% tỷ phú trên toàn cầu, bất kể đang kinh doanh lĩnh vực nào, đầu tư từ 21-40% giá trị tài sản vào bất động sản. Theo báo cáo, 209 trong số 2.189 tỷ phú trên toàn cầu đã công bố hiến tặng tổng cộng 7,2 tỷ USD để hỗ trợ cuộc chiến phòng chống Covid-19 cũng như làm giảm nhẹ các tác động kinh tế và xã hội do đại dịch này gây ra.

Theo NCĐT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

(VNF) - Công ty Cây xanh Công Minh đã tham gia đấu và trúng nhiều gói thầu về trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Công ty này đã tham gia 228 gói thầu, trong đó trúng 172 gói, trượt 37 gói, 14 gói chưa có kết quả và 5 gói đã bị hủy.

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

(VNF) - Năm nay, cổ đông nhiều nhà băng vui hơn khi được chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt xông xênh hơn so với những năm trước. Tuy vậy, nhiều người băn khoăn nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu sẽ có lợi hơn?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

(VNF) - Trong diễn biến đáng lo ngại mới nhất liên quan tới hãng sản xuất máy bay Boeing, công ty đã thừa nhận hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra máy bay 787 Dreamliner của mình đã bị làm sai lệch. Boeing đã tiết lộ điều này một cách công khai sau khi có tin tức về một cuộc điều của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

(VNF) - Theo SSI, lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy trong quý I vừa qua và sẽ bắt đầu phục hồi trong quý II. Sản lượng tiêu thụ của công ty đang có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4 và tháng 5.

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.