Tài sản tăng gần 2 tỷ USD nhờ sản xuất vải khẩu trang y tế

Phiên An - 28/03/2020 09:03 (GMT+7)

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhà máy sản xuất vải không dệt Dawn Polymer của Yu Xiaizing chẳng khác gì nhà máy in tiền cho ông.

Đặc tính của vải không dệt melt-blown là có thể ngăn các hạt, vi khuẩn hoặc virus kích thước nhỏ nên nó được lựa chọn là chất liệu chính làm khẩu trang y tế. Chính vì thế, Dawn Polymer - công ty nắm giữ 40% thị phần vải không dệt của vợ chồng Yu Xiaizing - là doanh nghiệp hưởng lợi đáng kể trong Covid-19

Đại dịch đã lan từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ, đã dẫn đến tình trạng thiếu khẩu trang y tế trên toàn cầu, khi các chính phủ tìm cách bảo vệ nhân viên y tế và mọi người trước sự lây lan của virus. Điều này khiến nhu cầu vài không dệt tăng mạnh, lĩnh vực mà Dawn Polymer của ông Yu đang cố gắng giữ quyền kiểm soát.

"Cạnh tranh về các loại vải không dệt đã trở thành chìa khóa để phòng chống dịch bệnh toàn cầu", Xue Zhanzhong, nhà phân tích tại Hengtai Securities, nhận xét. "Giới hạn kỹ thuật và quy trình sản xuất là lý do khiến giá vải không dệt tăng vọt gần đây", ông cho biết.

Công nhân sản xuất bên trong nhà máy của Dawn Polymer. Ảnh: Twitter China Dawn Group

Dawn Polymer chiếm khoảng 40% thị phần các loại vải không dệt ở Trung Quốc, cổ phiếu của Dawn Polymer niêm yết tại Thâm Quyến đã tăng đến 417% trong 6 tuần, kể từ ngày 20/1, khi Trung Quốc phát thông tin cảnh báo về sự lây lan của Covid-19. Nhờ thế, giá trị cổ phiếu mà ông Yu và vợ là Han Limei đang nắm giữ tại công ty tăng lên thêm 1,9 tỷ USD, đạt 16,8 tỷ USD vào ngày 9/3.

Giá cổ phiếu đã giảm trở lại từ khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát ở Trung Quốc, nhưng cặp vợ chồng này đã trở thành một trong những người hưởng lợi lớn nhất thế giới khi nhu cầu đeo khẩu trang tăng vọt. "Nhu cầu đầu ra hiện vẫn rất mạnh và các loại vải không dệt sẽ gia tăng lợi nhuận đáng kể trong nửa đầu năm nay cho Dawn Polymer", Yang Wei, nhà phân tích của Huaxin Securities nói.

Ông Yu kinh doanh nhựa từ những năm 1990 và là tổng giám đốc của một tập đoàn cao su và nhựa tại thành phố Long Khẩu, Sơn Đông ở miền đông Trung Quốc. Ông thành lập Dawn Polymer vào năm 2002 và bắt đầu hoàn thiện sản xuất vải không dệt khi bùng phát dịch SARS vào năm 2003.

"Vì dịch SARS năm đó, chúng tôi tập trung vào vải không dệt như sản phẩm chiến lược", ông Yu nói trên tạp chí Chinese Entrepreneurs trong cuộc phỏng vấn gần đây. "Sau 17 năm tích lũy, chúng tôi đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong nước về công nghệ và sản lượng", ông cho biết.

Năm 2019, Hurun Report ước tính tổng tài sản của ông Yu là 3,6 tỷ nhân dân tệ. Hiện nay, ông là một doanh nhân nổi tiếng ở Sơn Đông. Do giá khẩu trang vẫn đang tăng vọt khắp thế giới, công ty của ông hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, mới hình thành trong ngành vải không dệt.

Nhiều công ty đã nhảy vào thị trường sản xuất khẩu trang. Họ nhanh nhẹn chuyển đổi công năng nhà xưởng, vốn dùng để sản xuất mặt hàng khác cho việc may khẩu trang. Tại Trung Quốc, các tập đoàn lớn, bao gồm đại gia dầu khí Sinopec, đã tuyên bố sẽ sản xuất cả nguyên liệu làm khẩu trang.

Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc chiến giành quyền thống trị trên thị trường hàng hóa đang được săn lùng nhiều nhất trên thế giới này sẽ phụ thuộc vào khả năng sản xuất các loại vải không dệt chuyên dụng dành cho khẩu trang.

Theo ông Xue tại Hengtai Securities, các loại vải không dệt tương đối dễ sản xuất. Tuy nhiên, vải không dệt đạt được chất lượng theo yêu cầu, dùng trong khẩu trang y tế, thì không dễ sản xuất. Điều quan trọng là trình độ công nghệ, với khả năng tạo ra các vật liệu polypropylen chất lượng cao, tan chảy nhanh ở nhiệt độ nhất định.

"Đó là lý do tôi có một chút lo lắng", ông Yu nói. "Nếu tất cả cố gắng sản xuất vải không dệt một cách mù quáng thì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm", ông tuyên bố.

Theo VNE/Finacial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.