Tài chính tiêu dùng Việt Nam liệu có đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019?

Anh Phan - 01/02/2019 17:36 (GMT+7)

(VNF) - Một dự báo đưa ra từ năm 2017 đã nhận định quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam sẽ tiến tới mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019 với mức tăng trưởng bình quân 29% mỗi năm.

VNF
Tài chính tiêu dùng Việt Nam liệu có đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019? (Ảnh minh hoạ)

Xuất hiện nhiều “tân binh”

Với tốc độ tăng bình quân khoảng 50 - 65% mỗi năm và dự báo đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019, thị trường tài chính tiêu dùng đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với công nghệ số ngày càng phát triển, cuộc đua công nghệ từ các hãng càng khiến thị trường vay tiêu dùng trở nên hấp dẫn.

Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Cuộc đua trên thị trường này nóng lên không chỉ vì bản thân những "người chơi cũ" tăng cường cạnh tranh mà còn vì sự xuất hiện liên tục của những "nhân tố mới".

Bắt đầu từ tháng 10/2018, Easy Credit (thương hiệu thuộc khối tín dụng tiêu dùng của EVN Finance) ra mắt thị trường gói vay tiền mặt.

Đối tượng khách hàng mà Easy Credit nhắm đến là những nhóm khách hàng chưa được các ngân hàng đặc biệt quan tâm và nhóm khách hàng có thu nhập trung bình với mức thu nhập hàng tháng tối thiểu là 4,5 triệu đồng.

“Với Easy Credit, chúng tôi xác định phát triển hoạt động theo mô hình công ty tài chính tổng hợp trên nền tảng sẵn có và tận dụng các xu hướng công nghệ. EVN Finance đã và đang phát triển những sản phẩm mới trên nền tảng vận dụng Fintech, AI, Big Data nhằm cung cấp sản phẩm tài chính công nghệ cao tới khách hàng", ông Bùi Xuân Dũng – Tổng giám đốc EVN Finance chia sẻ.

Ông Geert Jan Ten Hoonte– Giám đốc Easy Credit, cũng cho biết: “Chúng tôi đẩy mạnh việc đa dạng hóa các kênh bán hàng, bao gồm kênh online và các kênh liên kết đối tác để gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Với mục đích giúp khách hàng ở vùng nông thôn có khả năng tiếp cận với dịch vụ vay của Easy Credit, chúng tôi sẽ nhanh chóng mở rộng độ phủ của mình. Dự kiến đến cuối năm 2020, chúng tôi sẽ có mặt tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc và có hơn 1 triệu khách hàng”.

Cách đó không lâu, Công ty Tài chính TNHH MTV Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) cũng đã khai trương trụ sở mới tại Hà Nội, chính thức triển khai bán hàng toàn diện. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết SHB Finance về cơ bản đã đi vào hoạt động từ quý II/2017.

SHB Finance được thành lập với định hướng tập trung cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt cho các nhóm khách hàng đại chúng – cán bộ công nhân viên, công nhân, người kinh doanh nhỏ lẻ và các khách hàng khác có thể cung cấp các hóa đơn dịch vụ, thông qua các kênh trực tiếp và trực tuyến. SHB Finance cũng cho hay tới đây công ty sẽ giới thiệu các gói dịch vụ giành riêng cho các cán bộ nhân viên tại các doanh nghiệp, giúp các khách hàng này có một sự lựa chọn ưu việt và thuận tiện hơn.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam thời điểm giữa tháng 6/2018 cũng đón nhận một sự thay đổi đáng chú ý. Cụ thể, Công ty tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) chính thức được NHNN chấp thuận đổi tên thành Công ty tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit). VietCredit trước đây được biết đến là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) và được thành lập vào ngày 5/9/2008.

Công ty tài chính Cổ phần Xi măng mới đây cũng đổi tên thành Công ty tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit Finance Company).

Trong khi đó, Ngân hàng SeABank đã rót 710 tỷ đồng mua lại toàn bộ vốn góp của Tập đoàn VNPT tại Công ty tài chính Bưu điện. Theo đó, SeABank nhận chuyển giao toàn bộ mảng kinh doanh tài chính bao gồm: dịch vụ thanh toán; hỗ trợ tài chính; tư vấn doanh nghiệp; đầu tư tài chính; kinh doanh tiền tệ từ Tập đoàn VNPT bao gồm: cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới, nhân sự và có trách nhiệm kế thừa, phát triển dịch vụ sau bán hàng đối với toàn bộ các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Công ty tài chính Bưu điện PTF.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam cũng là “miếng bánh hấp dẫn” thu hút nhiều tổ chức tài chính nước ngoài gia nhập bằng cách thành lập công ty con hoặc “thâu tóm” các công ty hiện hữu. Cụ thể, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã mua lại Techcom Finance trong một thương vụ M&A trị giá 1.700 tỷ đồng vào tháng 10/2017.

Ngay trong tháng đầu năm 2018, Tập đoàn Prudential công bố việc đã đạt được thỏa thuận bán 100% Công ty tài chính Prudential Việt Nam – Prudential Finance (PVFC) với số tiền 151 triệu USD. Bên mua là Công ty TNHH Shinhan Card, một công ty con của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan) - tổ chức tài chính lớn đến từ Hàn Quốc.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng cũng đã đặt mục tiêu đầy tham vọng chiếm lĩnh thị phần vay tiêu dùng. Chẳng hạn, một liên doanh giữa Ngân hàng Quân đội (MB) và Shinsei Bank (Nhật) đã thành lập Công ty tài chính MB Shinsei với mục tiêu lọt vào tốp 5 các công ty tài chính tiêu dùng.

Giai đoạn vàng cho sự phát triển

Trên thị trường hiện có 18 công ty tài chính đang hoạt động, trong đó có 6 công ty nước ngoài, 4 công ty TNHH MTV do tập đoàn, tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu và 8 công ty cổ phần có các cổ đông là tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm tỷ lệ trên 25%. Các công ty tài chính hiện hữu ngày càng phát triển nhanh hơn và chưa có dấu hiệu giảm tốc.

Các chuyên gia cho rằng thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng, dân số gần 95 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm đến hơn một nửa.

Nhìn ở góc độ vĩ mô, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, phân tích: Tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao, tầng lớp trung lưu đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%/năm đang là bệ đỡ rất tốt cho thị trường tài chính tiêu dùng.

Trong khi đó dư nợ tín dụng tiêu dùng Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 11,7% tổng dư nợ, trong khi tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á tỷ lệ này là 34,6%.

“Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng mức tiêu thụ và gián tiếp gia tăng nhu cầu tín dụng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam”, ông Lực nhận định.

Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc FE Credit cho rằng dù cho vay tiêu dùng phát triển rất nhanh trong thời gian qua, nhưng vẫn còn khá nhỏ so với tiềm năng của thị trường. Theo đại diện này, tiềm năng khai thác thị trường vẫn còn lớn nhờ xu hướng cho vay tiêu dùng là tất yếu trên thế giới.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới chỉ đạt mức khoảng 11,4%, trong khi con số phổ biến ở các nước phát triển là 40-50%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, giảm lãi vay

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, giảm lãi vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.