'Tách Luật Giao thông như con lợn 4 chân bị xẻ thành 2 con lợn 2 chân'

Lê Hiệp - 11/11/2020 16:11 (GMT+7)

Ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật là "không ổn tí nào" vì thực chất là "chữa lợn lành thành lợn què".

VNF
Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Sáng 11/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Trong đó, Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì.

"Không ổn tí nào"

Nhiều đại biểu băn khoăn về cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn của việc tách thành 2 luật. Đại biểu Đỗ Văn Sinh, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, cho rằng việc tách thành 2 luật là “không ổn”.

“Nó giống như ta chữa lợn lành thành lợn què. Con lợn có 4 chân, giờ phải xẻ thành 2 con lợn mỗi con có 2 chân thì nó không còn là lợn nữa”, ông Sinh ví von.

Ông Sinh phân tích, hiện có 5 lĩnh vực giao thông, gồm: giao thông thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt và giao thông bộ, giờ Chính phủ đề nghị tách luật giao thông đường bộ thì sau này có tách 4 luật kia hay không? Hay cùng cách lập luận như vậy, chúng ta có tách Luật Khám chữa bệnh thành 2 hay không vì luật này cũng bao gồm cơ sở vật chất và con người?

“Rõ ràng câu chuyện nó đang liên kết với nhau thế này tự nhiên chúng ta xẻ nó ra. Trong khi chúng ta đang rất cần sự liên kết, liên thông, đảm bảo tính đồng bộ logic”, ông Sinh nói và nhấn mạnh tách như vậy “không ổn tí nào” và ông không đồng tình.

Có cùng lập luận, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp, không đồng tình với giải trình của cơ quan soạn thảo, rằng tai nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ rất nhiều, chiếm 95% tổng số vụ nên cần phải có Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

“Nguyên nhân nào thì phải giải pháp đó. Nguyên nhân là con người thì phải tìm giải pháp là con người, như nâng cao ý thức nhận thức. Nguyên nhân là con người mà tại sao lại tìm giải pháp là tách riêng luật, rồi sau đó chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước về một số vấn đề?”, bà Hoa nêu và cho biết rất băn khoăn. 

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng bày tỏ rất băn khoăn về việc tách luật vì cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn “đang có vấn đề”.

“Nói gì thì nói, bây giờ xây dựng luật phải nằm trong một tổng thể hệ thống pháp luật mà nó phải có quy chuẩn chung. Không thể tùy tiện hoặc mình thực hiện theo một ý chí nào đó”, ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, trong Chỉ thị 18 và Kết luận 45 của Ban Bí thư mà Bộ Công an dẫn ra như cơ sở chính trị để xây dựng Luật Bảo đảm trật tự giao thông đường bộ chỉ yêu cầu "tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông phù hợp với tình hình mới" chứ không yêu cầu xây dựng luật riêng.

“Ban Bí thư có nói thế đâu? Hay mình hiểu ý của Ban Bí thư khác đi?”, ông Thắng nói.

"Có tiền giả thì chả lẽ phải chuyển cho công an in tiền?"

Vấn đề chuyển đổi đào tạo, sát hạch lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, quy định tại Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cũng khiến các đại biểu băn khoăn. 

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, thời điểm này cái gì xã hội làm được thì giao cho xã hội, không nên cái gì cũng quan trọng hóa lên rồi phải chuyển cơ quan quản lý.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội (Ảnh Gia Hân)

“Thời gian qua tôi thấy việc này đã làm tốt. Bây giờ chỉ có hiện tượng cấp giấy chứng nhận giả thì phải chuyển cho bên công an để tốt hơn thì có đúng không? Đến tiền còn có tiền giả thì chả lẽ phải chuyển cho công an in tiền? Chứng minh thư cũng làm giả thì chuyển cho ai làm? Hiện nay, công an vẫn đang làm đấy”, ông Sinh phân tích.

Cũng theo ông Sinh đặt vấn đề, hiện nay, Bộ Công an đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe thì bằng lái máy bay, tàu hỏa, tàu thủy thì có giao cho Bộ Công an không? Đó là chưa kể, việc chuyển đổi này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy vì hiện nay, chúng ta đang xã hội hóa hàng trăm cơ sở đào tạo, hàng ngàn người đang là công chức, viên chức của ngành giao thông thực hiện nhiệm vụ này.

“Bây giờ chuyển việc này sang công an thì có tăng biên chế không? Hàng nghìn người bên ngành giao thông đi đâu? Đó là những hệ lụy mà chúng ta không đánh giá tổng kết thì rất khó thuyết phục”, ông Sinh nói.

Đại biểu Hoa cũng băn khoăn vấn đề này vì cho rằng, việc dân sự nên để cơ quan dân sự làm, các lực lượng quốc phòng, an ninh tập trung làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Còn ông Hoàng Thanh Tùng thì cho biết, hiện nay, ngành giao thông có khoảng 2.000 nhân sự làm nhiệm vụ cấp phép lái xe, nên nếu chuyển nhiệm vụ này sang ngành công an thì 2.000 cán bộ này không thể sang ngành công an được mà Bộ GTVT cũng không biết là sẽ sa thải hay dùng vào việc gì khác?

“Đấy có phải là dư không? Có đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy không? Ngành công an có tăng thêm ngần ấy con người để thực hiện nhiệm vụ mới được giao hay không? Đó là vấn đề Chính phủ cần phải đánh giá tác động, có giải pháp và có câu trả lời”, ông Tùng đề nghị.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đề nghị phải kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến đại biểu Quốc hội xem có nên tách luật không rồi mới làm tiếp.

“Nếu với phương pháp luận xây dựng dự thảo luật này thì tôi nghĩ có khi rồi chúng ta không tin ai cả, chỉ tin mỗi bản thân chúng ta làm tốt, còn các bộ khác làm tốt. Không cẩn thận rồi có khi đến giáo viên bây giờ đang đi dạy chất lượng cũng kém, bằng giả cũng nhiều có khi Bộ Công an cũng phải cấp cả bằng giáo viên luôn và cả bằng bác sĩ luôn”, ông Kiên nói.

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.