Soi tài chính Tập đoàn Tecco - nhà phát triển chuỗi dự án bất động sản toàn quốc

Ái Châu Tử - 25/05/2021 01:46 (GMT+7)

(VNF) – Tập đoàn Tecco là một tên tuổi lớn của thị trường bất động sản miền Nam khi sở hữu hệ sinh thái gồm hàng chục thành viên với hàng loạt dự án trải dài từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên, bức tranh tài chính – kinh doanh của tập đoàn này trong những năm qua lại không thực sự sáng sủa.

VNF
Những mảng xám của Tập đoàn Tecco: Nợ cao, lãi thấp, lỗ lũy kế hàng chục tỷ

Được thành lập vào tháng 12/2001, Tập đoàn Tecco có trụ sở chính tại phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM. Qua 20 năm phát triển, tập đoàn này có 5 tổng công ty trực thuộc, 29 đơn vị thành viên, liên doanh liên kết và sở hữu danh mục 60 dự án tại 18 tỉnh thành, kéo dài từ Lào Cai đến Kiên Giang.

Tập đoàn Tecco hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực: bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, khai thác đá, khai thác nước, thủy điện và các chuỗi dịch vụ như: dịch vụ du lịch lữ hành, tư vấn thiết kế, xây dựng, dịch vụ siêu thị, khách sạn…

Pháp nhân trung tâm của tập đoàn Tecco là Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco do ông Nguyễn Thế Mạnh làm chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Yến làm tổng giám đốc. Công ty này từng có các cổ đông cá nhân gồm: Trần Hải Minh, Huỳnh Hữu Hiệp, Giang Bích Thiềm và Nguyễn Thế Mạnh.

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2017 – 2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco (từ đây gọi tắt là Công ty) có mức tăng trưởng tài sản khá ấn tượng, từ 2.168 tỷ đồng lên 3.436 tỷ đồng, tức tăng thêm 1.268 tỷ đồng, tương đương tăng 58%.

Chất lượng tài sản của Công ty nhìn chung khá ổn khi các khoản phải thu và hàng tồn kho chỉ chiếm 67% tổng tài sản (tính hết năm 2019). Song, điểm đáng quan ngại là tiền và tương đương tiền rất thấp, lần lượt là: 21 tỷ đồng (2017), 12 tỷ đồng (2018) và 39 tỷ đồng (2019).

Điều này khiến hệ số thanh toán tức thời của Công ty luôn duy trì ở mức cực thấp trong giai đoạn trên, lần lượt là: 0,013 lần, 0,015 lần và 0,047 lần.

Về nguồn vốn, giai đoạn 2017 – 2019, Công ty chứng kiến đà gia tăng mạnh mẽ của nợ phải trả, từ 1.752 tỷ đồng lên 2.631 tỷ đồng, tương đương tăng 50%.

Mặc dù cơ cấu nợ có điểm tích cực khi dịch chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn - với nợ ngắn hạn giảm 44% về 829 tỷ đồng còn nợ dài hạn tăng 629% lên 1.802 tỷ đồng - tuy nhiên sự phình to nợ phải trả đã khiến Công ty có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức rất cao, lần lượt là: 4,2 lần, 4,4 lần và 3,2 lần.

Về kết quả kinh doanh, trong các năm 2017 – 2019, Công ty duy trì được đà tăng trưởng liên tục của doanh thu, từ 344 tỷ đồng lên 611 tỷ đồng rồi 802 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong năm 2017, Công ty kinh doanh dưới giá vốn nên dẫn tới khoản lỗ gộp 11,5 tỷ đồng! 2 năm tiếp theo, nhờ cải thiện được tình trạng này, lãi gộp mới vươn lên được các mốc 42,5 tỷ đồng và 73,5 tỷ đồng.

Dù vậy, với các khoản chi phí neo ở mức cao, hoạt động kinh doanh của công ty rất u ám khi liên tục lỗ trước thuế trong các năm 2017 – 2018 với khoản lỗ khá nặng: -48 tỷ đồng và -26 tỷ đồng. Mãi tới năm 2019, công ty mới có lãi trước thuế 24 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.