Số phận Volkswagen bị đe doạ và viễn cảnh nước Đức không có công nghiệp ô tô

Nhật Hà - 07/08/2023 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Trước sự bùng nổ của làn sóng xe điện, “ông lớn” của ngành công nghiệp ô tô Đức Volkswagen lại tỏ ra chậm chân và đang phải chật vật để tìm lại hào quang của chính mình.

“Tương lai của Volkswagen đang bị đe dọa”, tờ The Economist trích lời CEO của công ty, ông Thomas Schafer. Lời cảnh báo được ông Thomas Schafer đưa ra trong bối cảnh “niềm tự hào” của nước Đức đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức.

Vào những ngày đầu, năng lực sản xuất động cơ đốt trong của Đức đã khiến những chiếc xe Volkswagen được cả thế giới ưa chuộng. Thế nhưng, khi kỷ nguyên xe điện bùng nổ, Volkswagen dường như đang “hụt hơi” trong cuộc đua với những kẻ đi đầu như Tesla hay các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc.

Tương lai của Volkswagen đang bị đe dọa.

Cuộc đua để giành vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe điện vẫn chưa đi đến hồi kết nhưng Volkswagen đã bộc lộ những "yếu điểm chết người" khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về tương lai của hãng xe này. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, viễn cảnh những thương hiệu lâu đời như Volkswagen sớm đi vào dĩ vãng không còn là điều bất khả thi.

Những bất ổn của hãng xe Đức Volkswagen

“Nokia có lẽ là một ví dụ điển hình. Nếu bạn không đủ nhanh, bạn sẽ không thể tồn tại”, ông Herbert Diess, Cựu Giám đốc điều hành của Volkswagen, chia sẻ.

Từng được hưởng lợi từ Trung Quốc, thị trường đông dân nhất nhì thế giới, nay Volkswagen lại đang chịu cảnh “thất sủng” khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tham gia vào cuộc đua xe điện.

Tại phân khúc xe điện ở thị trường Trung Quốc, Volkswagen chỉ chiếm 2% thị phần, con số khá khiêm tốn so với hãng xe đứng đầu là BYD với gần 40% hay Tesla với hơn 10%.

Volkswagen đã bị BYD vượt mặt tại thị trường Trung Quốc.

Trong quý đầu tiên của năm 2023, doanh số bán xe của Volkswagen đạt 427.247 xe và bị BYD vượt mặt với doanh số 440.000 xe. Từ một hãng xe luôn giữ vị trí số 1 ở thị trường Trung Quốc ít nhất từ năm 2008 tới nay, Volkswagen giờ đây phải “ngậm ngùi” nhường chỗ cho một hãng xe “non trẻ” và kém xa về danh tiếng trên thị trường “hái ra tiền” của mình.

Volkswagen mới đây cũng đã cắ giảm dự báo giao hàng toàn cầu khi doanh số bán xe tại Trung Quốc chậm lại. Báo cáo cho thấy lượng đơn đặt hàng xe điện của Volkswagen đang thấp hơn từ 30% - 70% so với kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh số bán xe của Volkswagen tại Trung Quốc đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, trong tháng 6, số lượng xe Volkswagen được bán ra tại thị trường Trung Quốc thấp hơn 14,5% so với năm trước.

Đằng sau bước thụt lùi

Ông Yves Doz, giáo sư quản lý chiến lược tại Trường kinh doanh INSEAD của Pháp, tác giả cuốn sách về sự suy tàn của Nokia, cho biết: “Các nhà sản xuất ô tô Đức đang phải đối mặt với thách thức tương tự như Nokia. Họ biết rằng cần phải nhanh chóng chuyển đổi sang những chiếc xe điện nhưng họ lại đang phải vật lộn với cách thực hiện điều này”.

Volkswagen là gã khổng lồ về ô tô sử dụng động cơ đốt trong, vì vậy việc thay đổi đối với Volkswagen "cũng giống như việc yêu cầu một con voi quay lại – rất khó khăn", cựu giám đốc điều hành của Volkswagen thừa nhận.

Một trong những rào cản khiến Volkswagen “chững lại” trong cuộc đua xe điện chính là sự bảo thủ.

Vào những năm 1990, khi các hãng xe châu Á đã bắt đầu phát triển các công nghệ thay thế để giảm lượng khí thải của ô tô và tiến đến xe điện thì Volkswagen vẫn đang tập trung tìm cách  kiếm tiền từ động cơ đốt trong.

Volkswagen "bảo thủ" trong cuộc đua xe điện.

Vào năm 2009, Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz đã kí thỏa thuận trị giá 50 triệu USD với Tesla. Thế nhưng theo Elon Musk, Daimler chỉ cần một số mẫu xe sử dụng năng lượng bền vững nhằm làm hài lòng các nhà quản lý chứ “không sẵn sàng đặt cược vào xe điện trong thời điểm đó”.

Chưa kể, một năm sau khi tung ra mẫu BMW i3 chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2013, Daimler đã bán cổ phần của mình tại Tesla với giá 780 triệu USD vì “người Đức không đủ sức chịu đựng sự thua lỗ”, một giám đốc điều hành của Daimler tiết lộ. Đến thời điểm hiện tại, sự bùng nổ của Tesla đã chứng minh cho Daimler thấy đó là một quyết định hết sức sai lầm.

Nếu xét riêng ở thị trường Trung Quốc, Volkswagen cũng vấp phải sai lầm vì chiến lược có phần “cũ kỹ” của mình. Ô tô của Volkswagen vốn được phát triển tại Đức và chủ yếu dành cho khách hàng châu Âu, sau đó mới được điều chỉnh để phù hợp với người tiêu dùng Trung Quốc. Trái lại, các đối thủ của Volkswagen lại đang phát triển những công nghệ lái xe thông minh cùng những dòng xe dành cho khách hàng Trung Quốc và dễ dàng chinh phục được người tiêu dùng ở nơi đây.

Một nguyên nhân sâu xa khác ảnh hưởng đến hoạt động của Volkswagen chính là vụ bê bối khí thải lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô vào năm 2105. Vụ bê bối đáng xấu hổ của Volkswagen liên quan đến 11 triệu phương tiện trên toàn cầu và Volkswagen đã phải trả tới 30 tỷ euro tiền dàn xếp và bồi thường cho những bên liên quan.

Nhà phân tích Matthias Schmidt tại Berlin cho biết: “Về cơ bản, vụ bê bối này của Volkswagen đã phá hủy hình ảnh tốt đẹp về động cơ diesel trong mắt người dùng”.

Vụ bê bối khí thải năm 2015 đã làm xấu đi hình ảnh của Volkswagen.

Chuyện gì xảy ra với nền kinh tế Đức nếu ngành công nghiệp ô tô sụp đổ?

Đức là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất công nghiệp và lĩnh vực xuất khẩu, trong đó phải kể đến sản xuất ô tô. Ngành công nghiệp ô tô quan trọng đến mức nếu nó lụi tàn, nước Đức sẽ phải đối mặt với “nhiều cuộc khủng hoảng cục bộ”.

Hiện tại, có hơn 700.000 người đang làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp ô tô Đức và tổng cộng có 3 triệu người làm việc trong những ngày liên quan đến ô tô. Theo một nghiên cứu của IW Cologne, con số này chiếm khoảng 7% tổng lực lượng lao động của Đức.

Đầu tư và đổi mới của Đức gắn liền với sự phát triển của các nhà sản xuất ô tô của quốc gia này. Theo IW, ngành công nghiệp ô tô Đức chiếm 35% tổng số vốn định hình thành trong sản xuất vào năm 2020.

Sự trì trệ trong tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô, hay thảm họa hơn là sự sụp đổ của Volkswagen sẽ là nhân tố “kéo lùi” nền kinh tế của Đức. “Nếu ngành công nghiệp ô tô Đức bốc hơi, nó sẽ để lại một hố sâu kinh tế khổng lồ giữa châu Âu”, ông Schroeder của WZB cho biết.

Theo các chuyên gia, với cuộc cách mạng xe điện và lệnh cấm động cơ đốt trong trong thập kỷ tới, các nhà sản xuất ô tô Đức, trong đó có Volkswagen, cần phải tái tạo lại chính mình nếu không muốn trở thành lực cản đối với sự phát triển của nền kinh tế Đức.

Theo Economist, Recruitonomics, Politico
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City, Bộ Tài chính muốn xử lý 19 'ông lớn' BĐS

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City, Bộ Tài chính muốn xử lý 19 'ông lớn' BĐS

(VNF) - Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng; Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp làm rõ; Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua; Thanh tra 19 'ông lớn' BĐS, kiến nghị xử lý tài chính hơn nghìn tỷ... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua.

TMT Motor thay ‘tướng’ có đổi vận?

TMT Motor thay ‘tướng’ có đổi vận?

(VNF) - Sau khi thay đổi tên gọi vào hồi đầu năm nay, TMT Motor tiếp tục thay Tổng giám đốc Công ty xe điện với kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới trên thị trường.

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

(VNF) - Hàn Quốc đang chìm trong cơn sốt siêu xe hạng sang bất chấp suy thoái kinh tế kéo dài, với một số thương hiệu ô tô danh tiếng thế giới phá kỷ lục doanh số hàng năm.

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

(VNF) - Theo lộ trình, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi vào năm 2025. Tuy nhiên, để tránh tạo thêm gánh nặng cho người nộp thuế trước những quy định đã lỗi thời, nhiều ý kiến cho rằng, một số bất cập của thuế thu nhập cá nhân nên được sửa ngay trong năm 2024.

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

(VNF) - Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – CTCP từng tham gia đấu và trúng thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 8.414,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông chính của Tổng công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chiếm 46,49% vốn điều lệ).

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

(VNF) - Nữ Chủ tịch 82 tuổi Nguyễn Bạch Tuyết nhận thù lao 7 tỷ/tháng, bầu Đức quyết tâm xóa lỗ lũy kế cuối năm nay, 'công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

(VNF) - Tưởng chừng sẽ nhàn rỗi sau quyết định “nghỉ hưu”, nhà đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos vẫn giữ cho mình nhịp sống bận rộn mỗi ngày.