Sẽ bỏ loại hình thương nhân phân phối, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí

Vĩnh Chi - 22/02/2017 06:48 (GMT+7)

(VNF) – Đó là một trong 7 điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh khí (thay thế cho Nghị định 19/2016/NĐ-CP) đang được Bộ Công Thương soạn thảo.

Bỏ một loạt quy định về sở hữu bồn chứa, chai chứa, cầu cảng, trạm nạp

Cụ thể, tại Dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất bỏ quy định thương nhân đầu mối phải sở hữu các bồn chứa khí và sở hữu chai chứa LPG được quy định tại Điều 7 và Điều 9, Nghị định 19.

Theo quan điểm của Bộ, các quy định điều kiện đối với thương nhân xuất - nhập khẩu hiện nay như: phải có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 đối với LPG, 60.000 m3 đối với LNG, 200.000 Sm3 (mét khối tiêu chuẩn) đối với CNG, có số lượng chai LPG với với tổng dung tích chứa tối thiểu 3,93 triệu lít;

Hoặc quy định thương nhân phân phối khí phải có: các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3 đối với kinh doanh LPG chai, 100 m3 đối với kinh doanh LPG qua đường ống, 3.000 m3 đối với LNG, 10.000 Sm3 đối với CNG, có số lượng chai LPG với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít… là quá lớn.

"Các điều kiện kinh doanh trên dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường hoặc chí ít cũng gây ra những thiệt hại cho các doanh nghiệp nói trên. Đó là các doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng vào hệ thống bồn chứa, bình gas chỉ với mục đích được làm thương nhân xuất – nhập khẩu mà không cần thiết sử dụng vào sản xuất kinh doanh", Bộ Công Thương nhận định.

Sẽ bỏ loại hình thương nhân phân phối, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí ảnh 1

Dự thảo Nghị định đã bỏ một loạt quy định về sở hữu chai chứa, trạm chứa, cầu cảng, trạm nạp được quy định tại Điều 7, Điều 9 Nghị định 19

Bên cạnh việc loại bỏ quy định trên, Bộ Công Thương cũng bỏ luôn quy định thương nhân phải sở hữu cầu cảng, sở hữu trạm nạp, sở hữu trạm cấp khí đang được quy định tại Điều 7 của Nghị định 19.

Dự thảo của Bộ nhấn mạnh: Việc bắt các thương nhân xuất - nhập khẩu khí phải sở hữu cầu cảng thuộc hệ thống cầu cảng Việt Nam, quy định tại Điều 7 của Nghị định 19/2016/NĐ-CP, là can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Không những thế, còn gây khó khăn và lãng phí lớn cho các doanh nghiệp khi xây dựng, trong khi họ hoàn toàn có thể tự chủ và đi thuê của các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, Bộ cũng đánh giá việc quy định trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm cấp khí phải thuộc sở hữu của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu và thương nhân phân phối khí tại Nghị định 19 là "có sự phân biệt và gây khó khăn cho các trạm nạp, trạm cấp khí đã tồn tại độc lập".

Theo Bộ, quy định hiện tại có thể khiến các trạm độc lập có nguy cơ phải đóng cửa hoặc bán lại trạm cho các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân phân phối khí. Các trạm đang ký hợp đồng dài hạn chiết thuê với các đối tác sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ phải chịu tổn thất và phải bồi thường thiệt hại rất lớn. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất bỏ hết các quy định này.

Tinh giản các loại hình thương nhân kinh doanh khí

Cũng tại Dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất bỏ loại hình thương nhân phân phối khí, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Thay vào đó tinh giản chỉ còn lại các loại hình thương nhân gồm: thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân sản xuất chế biến khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí và cửa hàng bán lẻ LPG chai.

Bộ nhận định, quy định hiện nay tạo ra quá nhiều tầng nấc kinh doanh cho doanh nghiệp, buộc các thương nhân phải bắt buộc có tổng đại lý hoặc đại lý để phân phối các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh từ đó người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng và giá cả.

Mặt khác, qua nhiều tầng lớp là thương nhân phân phối và tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ LPG chai sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính, đặc biệt là phát sinh thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các loại hình trên, gây khó khăn và lãng phí cho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường.

Sẽ bỏ loại hình thương nhân phân phối, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí ảnh 2

Nếu Dự thảo Nghị định được thông qua, sẽ không còn loại hình tổng đại lý, đại lý kinh doanh khí

Song song với việc tinh giản các loại hình thương nhân, Dự thảo cũng bỏ quy định thương nhân doanh khí phải thiết lập hệ thống phân phối.

"Việc thiết lập hệ thống phân phối hay không là do sự tự chủ của doanh nghiệp căn cứ vào quy mô và năng lực của mình để thiết lập đảm bảo phù hợp các quy định về thiết lập đại lý như quy định của Luật Thương mại. Không nhất thiết tất cả các thương nhân kinh doanh khí đều phải thiết lập hệ thống phân phối của mình như Nghị định đã quy định", Dự thảo viết.

Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác cũng được Bộ Công Thương đưa vào Dự thảo là bỏ quy định yêu cầu tất cả các thương nhân kinh doanh khí phải dự trữ lưu thông mặt hàng khí.

Theo Bộ, khí tuy là mặt hàng năng lượng đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, đây không phải là mặt hàng bắt buộc phải dự trữ lưu thông, do đó quy định hiện tại là không phù hợp.

Siết chặt quy định về an toàn tồn chứa khí

Ngoài việc bỏ một loạt quy định bất hợp lý hiện tại, Dự thảo của Bộ Công Thương cũng đã bổ sung một số quy định liên quan đến an toàn đối với cơ sở tồn chứa khí (bồn chứa khí, kho chứa khí, đường ống vận chuyển khí); an toàn đối với trạm nạp, trạm cấp khí; an toàn trong vận chuyển giao nhận khí; an toàn đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai; an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.

Đồng thời quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm định chai chứa LPG và cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở này

Sẽ bỏ loại hình thương nhân phân phối, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí ảnh 3

Bộ Công Thương bổ sung một số quy định về an toàn tồn chứa khí

Theo giải thích của Bộ, việc này là để "hạn chế tình trạng chiếm dụng trái phép, tranh giành chai LPG; nạn cưa tai mài vỏ chai LPG diễn ra thường xuyên gây mất an toàn, cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng của con người khi sử dụng gas".

Cuối cùng, Dự thảo của Bộ cũng đề xuất giảm thời hạn cấp các Giấy chứng nhận đủ điều kiện từ 30 ngày làm việc xuống còn 15 ngày theo phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ năm 2017 đã phê duyệt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

(VNF) - Alibaba mới đây đã công bố doanh thu vượt trội trong quý I/2024, nhưng lợi nhuận ròng của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc lại sụt giảm.

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Khu đô thị mới Trung Minh mới phát hành thành công 900 tỷ đồng trái phiếu. Được biết, tại 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ hơn 156 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả gấp 27,5 lần vốn chủ sở hữu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh/chỉnh trang đô thị từ 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Dân thiếu nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

Dân thiếu nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

(VNF) - Hàng ngàn căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP. HCM lại bỏ hoang và đang nợ phí quản lý hàng chục tỷ đồng trong khi nhiều người dân chưa có nhà để ở.

Quỹ bình ổn xăng dầu: ‘Người tiêu dùng góp tiền nhưng không được giám sát’

Quỹ bình ổn xăng dầu: ‘Người tiêu dùng góp tiền nhưng không được giám sát’

(VNF) - Ông Đỗ Huy Trung, đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, về bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Tại sao Kinh doanh và đầu tư Bình Dương bị phạt 550 triệu đồng?

Tại sao Kinh doanh và đầu tư Bình Dương bị phạt 550 triệu đồng?

(VNF) - Công ty cổ phần Kinh doanh và đầu tư Bình Dương vừa bị xử phạt vi phạm hành chính 550 triệu đồng do nhận chuyển nhượng bán nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực…

Vàng thế giới đang rẻ, Việt Nam làm sao liên thông với giá vàng quốc tế?

Vàng thế giới đang rẻ, Việt Nam làm sao liên thông với giá vàng quốc tế?

(VNF) - Theo VDSC, giá vàng vẫn đang ở vùng rẻ và rất có khả năng sẽ sớm đạt mốc 3.000 USD/ounce. Sức nóng từ thị trường vàng đang đề ra nhiều thách thức với nhà điều hành, trong đó có vấn đề phải làm sao để giá vàng SJC liên thông với giá vàng thế giới.

Lâm Đồng: Đoàn ĐB Quốc hội chỉ rõ nhiều bất cập trên thị trường bất động sản

Lâm Đồng: Đoàn ĐB Quốc hội chỉ rõ nhiều bất cập trên thị trường bất động sản

Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lâm Đồng vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 trên địa bàn.

Xây dựng không phép, Ja Solar Ne Việt Nam bị phạt 130 triệu đồng

Xây dựng không phép, Ja Solar Ne Việt Nam bị phạt 130 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Bắc Giang quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Ja Solar Ne Việt Nam số tiền 130 triệu đồng, do tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.