SBIC trước thềm phá sản: Doanh thu hơn 3.600 tỷ, đón tân lãnh đạo

Chí Bình - 21/01/2024 17:20 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2023, doanh thu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) đạt 3.627 tỷ đồng, bằng 124,8% kế hoạch và tăng 29% so với thực hiện năm 2022.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang phụ trách HĐTV SBIC

Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định giao ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tạm thời phụ trách HĐTV SBIC trong thời gian thực hiện quy trình kiện toàn nhân sự HĐTV Tổng công ty kể từ ngày 19/1/2024.

Ông Nguyễn Xuân Sang sẽ tạm phụ trách HĐTV SBIC.

Trước đó, nhân sự được giao phụ trách HĐTV SBIC là ông Ngô Tùng Lâm. Tuy nhiên sau đó, ông Ngô Tùng Lâm đã có đơn xin thôi phụ trách HĐTV SBIC vì lý do cá nhân.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cũng có quyết định bổ nhiệm ông Trần Doãn Đức, Phó vụ trưởng - Phó chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải giữ chức thành viên HĐTV SBIC kể từ ngày 8/1/2024.

Ngoài ra, HĐTV SBIC cũng quyết nghị giao ông Trần Mạnh Hà, Phó tổng giám đốc SBIC giữ chức quyền Tổng giám đốc SBIC từ ngày 18/1/2024.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2023, doanh thu của SBIC đạt 3.627 tỷ đồng, bằng 124,8% kế hoạch, tăng 29% so với thực hiện năm 2022.

Trong đó, đóng tàu đạt 2.439 tỷ đồng, bằng 130% kế hoạch (tăng 54% so với thực hiện năm 2022); sửa chữa đạt 614 tỷ đồng, bằng 118,9% kế hoạch; công nghiệp phụ trợ đạt 74 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch; hoạt động vận tải, dịch vụ cảng đạt 206 tỷ đồng, bằng 90,3% kế hoạch; hoạt động thương mại, kinh doanh dịch vụ đạt 132 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch.

Năm 2024, SBIC đặt chỉ tiêu triển khai đóng mới 83 sản phẩm với giá trị doanh thu dự kiến 2.254 tỷ đồng; giá trị sản xuất dự kiến đạt 3.866 tỷ đồng; giá trị doanh thu dự kiến đạt 3.299 tỷ đồng.

Phá sản SBIC và 7 công ty con từ quý I

Trước đó vào cuối tháng 12/2023, Chính phủ đã thông qua kế hoạch tổ chức thực hiện chủ trương xử lý đối với SBIC theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Bộ Chính trị trong việc xử lý với doanh nghiệp này.

Việc xử lý được thực hiện theo hướng phá sản đối với công ty mẹ - SBIC và 7 công ty con; thu hồi phần vốn của công ty mẹ tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.

Theo đó, tiếp tục xử lý đối với các doanh nghiệp thuộc SBIC để thu hồi tài sản, quyền tài sản của công ty mẹ SBIC và 7 công ty con tại các doanh nghiệp này theo đúng quy định của pháp luật.

Chính phủ quyết định phá sản Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

Yêu cầu đặt ra trong quá trình phá sản SBIC đó là thu hồi tối đa vốn và tài sản, hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp phải sử dụng ngân sách Nhà nước thì thực hiện đúng quy định của pháp luật; giảm thiểu tổn thất tiền, tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan cũng như đối với ngành đóng, sửa chữa tàu.

Chính phủ yêu cầu rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng từng doanh nghiệp; xây dựng phương án xử lý cụ thể.

Với công ty mẹ SBIC và 7 công ty con, cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian thực hiện vào quý I/2024. Với Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm, thu hồi phần vốn góp của công ty mẹ.

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng, cần thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Phá sản, quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý II/2024.

Với các doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trước đây đã xác định không giữ lại trong cơ cấu SBIC nhưng chưa hoàn thành tái cơ cấu thì tiếp tục xử lý để thu hồi tài sản, quyền tài sản trong quá trình thực hiện phá sản, chuyển nhượng vốn. Thời gian thực hiện từ quý II/2024.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp trong thẩm quyền của Chính phủ và các bộ; đề xuất với Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để ban hành kịp thời các hướng dẫn, cơ chế, chính sách nhằm xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý phá sản tại SBIC và 7 công ty con.

Rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình, tính toán đầy đủ, chính xác số liệu về tài sản, tài chính và các nghĩa vụ nợ của SBIC. Xây dựng phương án thanh toán các nghĩa vụ nợ của Chính phủ tại SBIC.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, xây dựng đề án nâng cao năng lực các doanh nghiệp đóng tàu trong nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao trong dư luận.

SBIC tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin, thành lập năm 2006).

Vinashin khi đó là một trong những “quả đấm thép” của nền kinh tế, từng mạnh nhất trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, công ty con trải khắp nước, ở nhiều lĩnh vực, với hơn 240 đơn vị thành viên, kinh doanh đa ngành. Các tên tuổi lớn trong đóng tàu thuộc Vinashin như đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Sông Cấm, Nam Triệu...

Tuy nhiên, do phát triển nóng với số vốn lớn trong tay, đầu tư ngoài ngành, trong khi năng lực quản lý chưa theo kịp, và khi kinh tế toàn cầu suy thoái, Vinashin đã bộc lộ các yếu kém và sa lầy.

Năm 2010, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Vinashin và chỉ ra hàng loạt sai phạm, thiếu sót, thua lỗ. Vinashin không còn bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng.

Sau khi đội ngũ lãnh đạo của Vinashin bị xử lý hình sự, tập đoàn này bắt tay vào quá trình tái cơ cấu từ năm 2010.

Tới năm 2013, tập đoàn này chuyển lại thành tổng công ty và đổi tên thành SBIC.

SBIC được thành lập và hoạt động từ 1/1/2014 với vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng. Ngoài hoạt động nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, SBIC còn phải sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây.

Trong đó, doanh nghiệp này cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp và bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.

Song trong gần 10 năm qua, SBIC hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ và nợ phải trả cao. Đến cuối 2021, doanh nghiệp này lỗ gần 3.800 tỷ đồng, không gồm lỗ lũy kế.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

(VNF) - Sau một năm tạm hoãn, Triển lãm Ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show 2024 sẽ quay trở lại vào tháng 10 tới đây. Đáng chú ý, năm nay nhiều thương hiệu như Mercedes, Lexus, Audi, BMW, Mini, Hyundai hay VinFast không tham dự.

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

(VNF) - Chỉ chưa đầy 5 năm, giá vàng miếng SJC tăng hơn 55 triệu đồng/lượng, hiện vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Với nhu cầu cao còn nguồn cung khan hiếm, ngưỡng 100 triệu đồng của giá vàng miếng SJC được dự báo không còn xa, khi giá vàng thế giới vào nhịp tăng mới.

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

(VNF) - Bia Sài Gòn – Hà Nội (BSH) doanh thu quý I/2024 tăng nhẹ 10,52%, lợi nhuận giảm 22% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, BSH chậm đóng BHXH 2 tháng với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

(VNF) - Các phân khúc condotel, nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong tháng 4, khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái ảm đạm kéo dài.

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

Chia sẻ tri thức, nâng cao hiểu biết về sinh kế bền vững ở ĐBSCL

(VNF) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn cấp trung ương về phát triển các sản phẩm tri thức thuộc khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (GEF-ICRSL) đã được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để góp phần hoàn chỉnh cho các sản phẩm tri thức trong phạm vi dự án.

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

Mỹ sắp giáng đòn mới lên Trung Quốc, nhắm vào loạt mặt hàng chiến lược

(VNF) - Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến bổ sung các lĩnh vực như xe điện, pin và pin mặt trời vào danh sách áp thuế được thiết lập dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, theo The Guardia.

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

Quỹ ngoại ‘xuống tiền’ nghìn tỷ, thời điểm gom vào cổ phiếu giá tốt?

(VNF) - Nhóm quỹ Dragon Capital trong nửa tháng vừa qua đã chi khoảng hơn 1.200 tỷ đồng để gom một số cổ phiếu trên sàn chứng khoán.