Savills: 'Không cẩn trọng trong việc cấp mới dự án BĐS công nghiệp, khủng hoảng sẽ xảy ra'

Vĩnh Chi - 07/06/2021 15:03 (GMT+7)

(VNF) - Theo Savills Việt Nam, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang sở hữu cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu các địa phương không có sự cẩn trọng tính toán trong việc cấp mới dự án bất động sản công nghiệp, khủng hoảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

VNF
Savills: 'Không cẩn trọng trong việc cấp mới dự án BĐS công nghiệp, khủng hoảng sẽ xảy ra'

Ngay từ đầu năm, nhiều dự báo cho rằng 2021 sẽ là "năm bội thu” của những nhà phát triển bất động sản công nghiệp đã nắm trong tay quỹ đất lớn. Bởi lẽ, so với mặt bằng chung của thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt, đồng thời còn được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc. Vì thế, nhu cầu sử dụng bất động sản khu công nghiệp tăng cao, kéo theo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành này trong quý I vừa qua cũng tốt hơn.

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021 với doanh thu 2.002 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản chiếm hơn 1.904 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước đó.

Đây là mức lãi kỷ lục tính theo quý mà KBC đạt được và cũng là quý mà chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tiếp nối đà của năm 2020, đến từ việc doanh nghiệp điều chỉnh cập nhật tăng giá vốn cho khu công nghiệp.

Một trường hợp khác là Sonadezi (UPCoM: SNZ) cũng công bố doanh thu quý I đạt 1.266 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó riêng mảng kinh doanh khu công nghiệp đạt hơn 365 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác thuộc nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao trong cùng thời gian trên còn có Tân Tạo (ITA), IJC và Nam Tân Uyên (NTC).

Đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang...

Với 260 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu công nghiệp đang xây dựng, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Việt Nam đạt bình quân trên 70%; giá thuê nhà xưởng bình quân trên cả nước  khoảng 60 - 80 nghìn đồng/m2 và giá mua đất khu công nghiệp đã có hạ tầng giao động từ 3 - 5triệu đồng/m2.

Focus Economics cũng dự báo tăng trưởng bình quân của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt 6,7%, xếp thứ 4/130 quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Được thúc đẩy bởi môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động thấp và lực lượng lao động tương đối có tay nghề cao, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn FDI, đặc biệt là vào các lĩnh vực hàng may mặc và điện tử.

Ấn phẩm này cũng đánh giá Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn đối với các công ty muốn chuyển khỏi Trung Quốc do thương chiến Mỹ-Trung và một loạt các thỏa thuận thương mại đã được ký nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của mình, bao gồm RCEP và FTA với Liên minh châu Âu.

Theo ông Troy Griffiths - Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc + 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung.

Với vị trí liền kề Trung Quốc, cũng như hội tụ nhiều lợi thế chiến lược, đặc biệt là chi phí thuê bất động sản công nghiệp rất cạnh tranh, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm và xem như một điểm đến thay thế cho Trung Quốc.

Cũng theo ông Troy, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là ‘đứa con cưng’ của ngành bất động sản nói chung, với nhu cầu cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.

Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp mới nhất của Savills ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng so với cùng kỷ, tỷ lệ lấp đầy cụ thể: tại Hà Nội lên đến 90%, Bắc Ninh lên đến 95%, Hưng Yên là 89% và Hải Phòng là 73%.

Trong khi đó, khu vực phía nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tại Thành phố Hồ Chí Minh là 88%, Bình Dương là 99%, Đồng Nai là 94%, Long An là 84%, Bà Rịa – Vũng Tàu là 79%.

Nhờ hiệp định thương mại tự do Việt Nam và các nước Liên Minh châu Âu EVFTA được ký kết vào tháng 8/2020 vừa qua, chi phí thuê đất khu công nghiệp có sự tăng trưởng khá ổn định. Các khu công nghiệp đã quy hoạch được kỳ vọng sẽ là những đối tượng thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới.

Thông qua hiệp định thương mại tự do, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Liên minh châu Âu và Việt Nam sẽ được tăng cường, thúc đẩy sự phục hồi của ngành sản xuất sau giai đoạn trầm lắng do Covid-19 gây ra.

Không dừng lại tại đó, hiệp định thương mại tự do cũng sẽ tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi từ các ngành công nghiệp giá trị thấp, thâm dụng lao động cũng như sử dụng nguồn lao động có tay nghề thấp sang các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn.

Ông Troy Griffiths chia sẻ thêm: “Nhờ Chính phủ hoạch định chiến lược phát triển cho tất cả 63 tỉnh thành, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng quỹ đất và đường hướng phát triển tại Việt Nam. Vì vậy theo tôi, năm 2021 là một năm rất thú vị và là khởi đầu của một chặng đường rất tốt phía trước".

Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi giúp gia tăng nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng chi phí thuê bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng.

Theo ông John Campbell - Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam: “Với kỳ vọng tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhu cầu cho cơ sở hạ tầng logistics đang được thúc đẩy.

"Trong những năm gần đây, tổng diện tích kho bãi theo quan sát đã tăng đáng kể, và giá đã tăng từ 5 - 10% mỗi năm.  Cũng theo số liệu từ Savills Việt Nam, giá thuê trung bình cho nhà kho tại Vùng kinh tế phía Bắc và Nam trong năm 2020 lần lượt là 4,1 USD/m2/tháng và 4,4 USD/m2/tháng. Tại các tỉnh như Long An và Bình Dương, những dự án kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc khi khu vực TP. HCM và Bình Dương đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung”.

Tuy chi phí thuê đất khu công nghiệp tăng, nhưng báo cáo của Savills Việt Nam từ 54 thị trường tại 21 quốc gia cho thấy, Việt Nam đang là nơi có chi phí vận hành thấp nhất trong bảng xếp hạng. Địa phương dẫn đầu là Hà Nội khi chi phí nhân công cộng với chi phí năng lượng đều ở mức thấp. Điều này giúp chi phí vận hành tại Việt Nam cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, trở thành một điểm đến rất thu hút với các công ty đa quốc gia.

Đồng thời, từ năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã lập kế hoạch cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Những chính sách kịp thời như chính sách miễn giảm thuế doanh nghiệp đảm bảo cạnh tranh trong khu vực như Indonesia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác.

Có thể nói, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang sở hữu cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu các địa phương không có sự cẩn trọng tính toán trong việc cấp mới dự án bất động sản công nghiệp, khủng hoảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.