Sau TikTok và WeChat, Alibaba có thể là mục tiêu mới của ông Trump

Nguyễn Duy - 14/08/2020 07:11 (GMT+7)

Là biểu tượng thành công trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, Alibaba có thể trở thành một trong những mục tiêu tiềm năng của Mỹ, sau Huawei, TikTok và WeChat.

VNF
1

Theo CNN, thời gian gần đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp chĩa mũi dùi vào các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, từ Huawei cho đến TikTok của ByteDance, WeChat của Tencent. Hàng loạt động thái này buộc các công ty trên toàn cầu phải đưa ra lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Môi trường địa chính trị đang trải qua những thay đổi mang tính lịch sử", Alex Capri, nhà nghiên cứu của Hinrich Foundation và là giảng viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.

Ông cho rằng quan chức Washington đang đưa ra nhiều “cáo buộc hơn” chống lại các hãng công nghệ Trung Quốc, dấu hiệu cho thấy “chính quyền Mỹ đang thực sự muốn chia rẽ ngành công nghệ toàn cầu".

Mục tiêu tiềm năng

Theo chuyên gia này, không giống như ByteDance hay Huawei, hai công ty chịu ảnh hưởng lớn trong kế hoạch phát triển toàn cầu sau các động thái của Mỹ, Alibaba vốn không phát triển nhiều sang các thị trường phương Tây. Tuy nhiên, việc là biểu tượng thành công quốc dân trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc có thể khiến Alibaba trở thành mục tiêu mới của chính quyền Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người sáng lập Alibaba, Jack Ma, trong một cuộc gặp sau khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016

Đến nay, Alibaba chưa đối mặt với nguy cơ bị áp các lệnh cấm vận mà ông Trump đang đề xuất hoặc đã áp dụng với các hãng công nghệ khác. Bên cạnh đó, ông Trump từng trò chuyện thân mật với người sáng lập Alibaba Jack Ma, thậm chí gọi ông là “một người bạn” vào đầu năm nay sau khi tỷ phú Trung Quốc tuyên bố ủng hộ nhu yếu phẩm y tế cho Mỹ chống Covid-19.

Tuy nhiên, Alibaba là một trong những mục tiêu tiềm năng của Mỹ. Vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập đến Alibaba khi kêu gọi các công ty Mỹ loại bỏ những công nghệ “không đáng tin cậy” của Trung Quốc khỏi mạng lưới của mình.

Washington muốn bảo vệ “những thông tin cá nhân nhạy cảm nhất của người dân và tài sản trí tuệ giá trị nhất của các doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu về vaccine Covid-19". Ông Pompeo khẳng định Mỹ không muốn những thông tin giá trị này bị tiếp cận trên các nền tảng đám mây do những công ty Trung Quốc như Alibaba, Tencent sở hữu.

Mạng lưới rộng khắp

Alibaba hiện sở hữu nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn, được dùng chủ yếu tại Trung Quốc và các thị trường Đông Nam Á. Đây cũng là công ty đứng sau Alipay, một trong những ứng dụng thanh toán phổ biến nhất tại Trung Quốc, bên cạnh WeChat Pay của Tencent.

Theo các nhà phân tích, bất kỳ động thái nào từ phía Washington có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động bán lẻ và thương mại điện tử của Alibaba tại Trung Quốc, hiện chiếm gần 80% tổng doanh thu 509,7 tỷ NDT (73,5 tỷ USD) năm 2019. Doanh thu bán lẻ và bán buôn quốc tế chỉ chiếm 7% tổng doanh thu của Alibaba.

Do đó, kể cả khi Washington áp cấm vận lên mảng điện toán đám mây của Alibaba tại Mỹ, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh được cho là không đáng kể. Dịch vụ điện toán đám mây hiện chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng doanh thu của công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, sắc lệnh với ngôn từ chung chung nhằm vào WeChat và TikTok của chính quyền Tổng thống Trump mới đây cho thấy Washington có thể đang chuẩn bị để mở rộng phạm vi áp dụng.

Ví dụ, theo sắc lệnh nhắm vào WeChat, tất cả cá nhân và doanh nghiệp Mỹ không được phép có bất kỳ giao dịch gì liên quan tới ứng dụng nhắn tin này. Theo Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomics, sắc lệnh trên có thể ngăn công ty mẹ Tencent tiếp cận với các phần mềm và thiết bị bán dẫn cần thiết để duy trì hoạt động của WeChat.

"Nếu Washington làm điều tương tự với Alibaba, thì cũng sẽ giáng một đòn tương đối mạnh lên công ty này", Wang nhận định.

Alibaba có mạng lưới điện toán đám mây rộng khắp tại Trung Quốc và “cần sử dụng thiết bị bán dẫn cũng như phần mềm của Mỹ để đảm bảo duy trì mạng lưới này”.

Và kể cả khi Alibaba có doanh thu tương đối nhỏ tại Mỹ, nước này vẫn là một thị trường quan trọng. Năm ngoái, Alibaba mở chi nhánh thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp Mỹ và lần đầu ra mắt phiên bản tiếng Anh của nền tảng Tmall nhằm tăng gấp đôi số lượng thương hiệu quốc tế lên 40.000 trong 3 năm. Nhiều công ty lớn của Mỹ như Apple, Nike và Johnson & Johnson đều đã bán hàng trên nền tảng này.

Bên cạnh đó, hiện tại, Alibaba cũng đang niêm yết trên sàn chứng khoán New York của Mỹ sau thương vụ IPO 25 tỷ USD vào năm 2014.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

(VNF) - Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.