Sân bay Vân Đồn: Sứ mệnh lớn lao không đến từ con số doanh thu

Thu Hà - 09/04/2020 13:51 (GMT+7)

(VNF) - Là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam gánh trách nhiệm đón các chuyến bay “giải cứu” người Việt từ các vùng dịch về nước an toàn, sân bay Vân Đồn là minh chứng cho việc doanh nghiệp tư nhân luôn dấn thân, sẵn sàng chung tay gánh vác cùng đất nước trong các tình huống khó khăn.

VNF
1

Gánh vác trọng trách xã hội trong đại dịch

Hơn 10h trưa ngày 23/3, chị N.T.Ngọc (quê Hải Phòng) cùng chồng đứng bên ngoài sảnh chính Sân bay quốc tế Vân Đồn dõi mắt hướng vào bên trong. Con gái chị cùng 300 người Việt khác trên chuyến VN54 từ London (Anh) đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn đang làm thủ tục nhập cảnh.

Trước đó, chuyến bay VN36 từ Frankfurt (Đức) đã hạ cánh, chở theo 208 hành khách. Tất cả hành khách trên 2 chuyến bay từ châu Âu này được tiếp đón bởi một quy trình đặc biệt, áp dụng với hành khách về từ vùng dịch.

Theo đó, máy bay khi hạ cánh sẽ đậu ở bãi đỗ xa, sau đó xe bus lần lượt chở các hành khách vào khu vực làm thủ tục bên ngoài nhà ga để kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly 14 ngày theo quy định.

Dù biết không được gặp con ngay nhưng vợ chồng chị vẫn xuống sân bay để mong nhìn thấy con mạnh khỏe, an toàn trở về. Quan sát quy trình đón tiếp đặc biệt tại sân  bay Vân Đồn, chị Ngọc cảm thấy hoàn toàn yên tâm vì con mình sẽ được hỗ trợ tận tình và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

“Vợ chồng tôi rất yên tâm vì quy trình đón ở sân bay Vân Đồn diễn ra nhanh gọn, không tụ tập đông người, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc”, chị Ngọc chia sẻ.

Kể từ đầu tháng 2, sân bay Vân Đồn đã đón 29 chuyến bay 'giải cứu' với hơn 4.400 hành khách trở về từ nhiều vùng dịch trên thế giới.

Suốt từ đầu tháng 2 đến nay, sân bay Vân Đồn đã đón 29 chuyến bay giải cứu hành khách từ nhiều vùng dịch khác nhau trên thế giới, giúp hơn 4.400 hành khách về nước an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Tại sao một sân bay chỉ vừa mới “thôi nôi” lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch về theo chu trình an toàn, khoa học? Bí quyết được ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn tiết lộ, đó là ba mũi nhọn: “Con người, phương tiện và quy trình”.

Ngoài việc xây dựng “thần tốc” quy trình đón khách ngoài trời, sân bay Vân Đồn cũng là sân bay đầu tiên ngay lập tức triển khai phân luồng, kẻ vạch đảm bảo khoảng cách an toàn 2m khi khách xếp hàng, theo chủ trương “cách ly xã hội” mà Chính phủ chỉ đạo.

Từng kinh qua nhiều đợt ứng phó với các dịch bệnh như MERS-CoV, cúm A (H1N1), Ebola…, ông Phạm Ngọc Sáu khẳng định: “Quy trình mà Tập đoàn Sun Group đang áp dụng tại sân bay Vân Đồn là hoàn toàn tối ưu để tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên và hành khách”.

Điều này đồng nghĩa với việc, sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam đang lặng lẽ, âm thầm góp sức chung tay cùng cộng đồng ngăn ngừa đại dịch lây lan bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm.

Dấu ấn đậm nét của sân bay tư nhân

Giải cứu những chuyến bay từ vùng dịch chỉ là một trong số những dấu ấn của sân bay Vân Đồn trong hơn 1 năm hoạt động vừa qua. Ngay từ khi bắt đầu vận hành, sân bay đã đề cao trải nghiệm của du khách bằng việc chú trọng chất lượng dịch vụ. Tập đoàn Sun Group đã đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tại sân bay, đồng thời xây dựng một quy trình vận hành chuẩn chỉnh, chú trọng yếu tố con người.

Đúng như ông Phạm Ngọc Sáu từng chia sẻ: “Quan điểm của người Sun Group chúng tôi là đào tạo cho nhân viên về tinh thần trước khi đào tạo chuyên môn. Chuyên môn là rất cần thiết nhưng tinh thần, trách nhiệm và văn hóa là điều rất quan trọng để tạo nên một tập thể mạnh”.

Nhờ vậy mà ngay trong năm đầu tiên hoạt động, sân bay đã liên tục gặt hái nhiều giải thưởng uy tín quốc tế như Sân bay mới hàng đầu châu Á, Sân bay mới hàng đầu thế giới… Và trong đợt giải cứu người Việt về nước vừa qua, sân bay Vân Đồn tiếp tục “ghi điểm” trong lòng du khách bởi đội ngũ nhân sự tận tâm, chu đáo, chuyên nghiệp.

Sân bay Vân Đồn là sân bay đầu tiên triển khai phân luồng, kẻ vạch đảm bảo khoảng cách an toàn 2m khi khách xếp hàng, theo chủ trương “cách ly xã hội”.

Sân bay Vân Đồn hiện đã có các đường bay nội địa đi Đà Nẵng và TP. HCM, đạt kỷ lục về thời gian mở đường bay quốc tế đầu tiên chỉ sau gần 5 tháng vận hành (thông thường, các sân bay mới phải mất từ 3-5 năm).

Hiện, sân bay đã có các đường bay quốc tế Vân Đồn – Thẩm Quyến (Trung Quốc), Vân Đồn – Incheon (Hàn Quốc) được khai thác bởi các hãng hàng không: Vietjet, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Donghai Airlines. Tính đến cuối tháng 3/2020, sân bay đã đón tổng cộng 2.450 lượt cất hạ cánh (trong đó 2.246 lượt nội địa và 204 lượt quốc tế). Tổng lượng khách là 302.680 người.

Những con số trên chưa thể so sánh với các sân bay lớn đã có kinh nghiệm vận hành lâu năm tuy nhiên đó là thành quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ bởi xác định đặt trọng trách, “sứ mệnh” phục vụ lợi ích của xã hội, của cộng đồng lên trên lợi ích thuần túy về kinh tế.

Nói như ông Phạm Ngọc Sáu: “Mục đích của chúng tôi không chỉ là lợi nhuận, mà còn nhằm phát triển vùng đất mới chưa khai phá hết tiềm năng. Như tại Quảng Ninh, với sự đồng hành của tỉnh, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển vùng đất mới”.

Bí quyết thực hiện thành công nhiệm vụ 'giải cứu' được giám đốc sân bay Vân Đồn tiết lộ, đó là ba mũi nhọn “Con người, phương tiện và quy trình”.

Kể từ khi có sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh đã có bước phát triển đột phá. Đây cũng là “át chủ bài” giúp Quảng Ninh từ chỗ phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế chuyển mạnh sang nền kinh tế xanh, lấy du lịch – dịch vụ làm trọng tâm phát triển.

Sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Sân bay quốc tế Vân Đồn càng trở nên đậm nét hơn qua chiến dịch giải cứu người Việt vừa qua. Nó cho thấy một điều rằng, khi tư nhân chung tay cùng nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, đó không chỉ là việc thu lợi kinh tế, mà còn chia sẻ, chung tay gánh vác cùng đất nước trong các tình huống khó khăn, nguy cấp. Không ai được phép đứng ngoài cuộc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.