Room cạn, lãi suất tăng cao: Doanh nghiệp càng khó vay vốn ngân hàng

Minh Dũng - 02/11/2022 22:34 (GMT+7)

(VNF) - Mặt bằng lãi suất đang ngày càng tăng lên trong khi tốc độ huy động vốn tăng trưởng chậm lại. Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn khi ngân hàng đã cạn room lại trong tình trạng căng thanh khoản.

VNF
Chấp nhận lãi suất cao nhưng doanh nghiệp không dễ vay vốn.

Tăng lãi suất nhưng tiền gửi vào chậm

Cuộc đua lãi suất huy động tiếp tục nóng khi các ngân hàng liên tục cập nhật biểu lãi suất tiết kiệm mới. Một số ngân hàng đã chấp nhận chi trả mức lãi suất tới 8-10%/năm để huy động tiền gửi từ nhóm khách hàng dân cư. Thậm chí, thị trường đã xuất hiện mức lãi suất tiết kiệm 11%/năm.

Bên cạnh việc tăng lãi suất, các nhà băng còn đẩy mạnh chương trình khuyến mại, cộng thêm lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư.

Theo Công ty Chứng khoán SSI Research, hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã về lại vùng trước Covid-19, thậm chí còn cao hơn, với mức tăng trung bình 3-4%/năm so với cuối năm 2021.

Trong khi lãi suất huy động ngày càng đi lên thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại kể từ đầu quý III.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã sụt giảm tới hơn 171 nghìn tỷ đồng, còn tiền gửi của dân cư có tăng trưởng nhưng không nhiều (tăng hơn 17 nghìn tỷ đồng). Tổng tiền gửi tại hệ thống trong 2 tháng đã giảm gần 154 nghìn tỷ đồng.

Tiền gửi dân cư tăng trưởng dương trong 8 tháng liên tiếp. Tính riêng trong tháng 8, người dân đã gửi thêm 7.955 tỷ đồng vào tổ chức tín dụng, đưa số dư của nhóm này lên hơn 5,63 triệu tỷ đồng, gần bằng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp (hơn 5,67 triệu tỷ đồng).

Trong khi đó, vào tháng 8, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm tới hơn 87.783 tỷ đồng. Trong tháng 7, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng giảm 83.524 tỷ đồng so với tháng 6.

Việc tiền gửi người dân tăng chậm trong khi tiền gửi doanh nghiệp sụt giảm mạnh 2 tháng liên tiếp đã kéo nguồn vốn huy động chung của toàn hệ thống chỉ tăng 3,37% trong 8 tháng đầu năm, dẫn đến chênh lệch lớn với tăng trưởng tín dụng. Tính đến hết tháng 8, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng là hơn 11,3 triệu tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2020-2021, tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh. Tháng 11/2021, tiền gửi của doanh nghiệp lần đầu tiên vượt tiền gửi dân cư. Nhưng từ đầu năm 2022, nhóm khách hàng dân cư lại là động lực tăng trưởng chính cho huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 29/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà lưu ý vấn đề mặt bằng vốn năm nay khác mọi năm khi tốc độ huy động vốn tăng trưởng chậm, chỉ bằng 1/3 so với tăng trưởng của tín dụng. Việc này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng, gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì có huy động được tiền mới có tiền cho nền kinh tế vay.

Ngân hàng căng tiền, DN khó vay vốn

Mặt bằng lãi suất tăng lên trong khi tốc độ huy động vốn tăng trưởng chậm dẫn đến nhiều ý kiến quan ngại về khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang rất "khát vốn". Để tiếp cận vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: không có nợ xấu và phải có doanh thu, có lợi nhuận, có tài sản bảo đảm...

Trong khi đó, sau hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục kinh tế nên không tránh khỏi tình trạng nợ xấu hoặc chưa có lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp đang cạn kiệt tích lũy, phải đối mặt với áp lực trả các khoản nợ cũ.

Một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là tài sản thế chấp. Nhưng nhiều doanh nghiệp không có tài sản có thể thế chấp hoặc tài sản thế chấp đã được sử dụng cho các khoản vay trước nên không đảm bảo điều kiện vay.

Đại diện một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp thuộc ngành này khó tiếp cận vốn tín dụng vì thường không có tài sản thế chấp trong khi vay tín chấp cũng không dễ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là thiếu tài sản đảm bảo mà là yếu trong quản trị dòng tiền. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự chuyên nghiệp về sổ sách kế toán khi hệ thống kế toán, tài chính chưa được cập nhật thường xuyên; hệ thống báo cáo tài chính chưa đầy đủ thông tin, hoặc thông tin chưa chính xác, gây khó khăn cho phía ngân hàng khi thực hiện thẩm định thông tin khách hàng. Để tiếp cận vốn, các doanh nghiệp cần có sổ sách tài chính, kế toán rõ ràng, minh bạch.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ Hà Nội cũng cho biết, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh đã tăng lên 12%/năm, tăng thêm 3 - 4% so với hồi quý 2. Lãi suất cao nhưng việc vay vốn không dễ dàng vì các ngân hàng hiện phải chọn lựa và xét duyệt khách hàng rất thận trọng vì đã cạn room trong khi thanh khoản không dồi dào. Vào mùa sản xuất cuối năm, DN đang cần vốn nhưng với tình trạng lãi suất cao và vốn khó vay thì DN sẽ khó khăn hơn

Càng gần cuối năm, doanh nghiệp phải chạy nước rút với kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra nên rất cần dòng tiền để quay vòng. Song việc tiếp cận vốn đang là khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay.

Nghịch lý là trong khi nhiều doanh nghiệp “đói vốn”, khó tiếp cận vốn vay nhưng gói hỗ trợ 2% lãi suất các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước triển khai thông qua ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình mới thực hiện được 13,5 tỷ đồng. So với quy mô gói hỗ trợ này khoảng 40.000 tỷ đồng thì tỉ lệ hỗ trợ chỉ đạt khoảng 0,03%.

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp cuối năm “khát vốn”, trong khi lãi suất cho vay ở các ngân hàng đang rục rịch tăng thì gói hỗ trợ lãi suất này lại càng có ý nghĩa.

Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói hỗ trợ này đang rất chậm. Có doanh nghiệp còn quay lưng với gói vay này do khó tiếp cận.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.