Quá trình tăng vốn điều lệ không đúng quy định của Saigon Co.op

Lan Anh - 30/07/2020 07:13 (GMT+7)

Từ khi thành lập đến nay, Saigon Co.op đã thực hiện 8 lần tăng vốn điều lệ. Thanh tra TP.HCM ghi nhận hành vi tăng vốn không đúng quy định vào các năm 2014, 2015 và 2020.

VNF
Trụ sở Saigon Co.op tại quận 1, TP.HCM ngày 29/7.

Năm 1989, UBND TP.HCM quyết định chuyển đổi Ban quản lý Hợp tác xã Mua bán TP thành Liên hiệp HTX Mua bán TP, sau này đổi tên thành Liên hiệp HTX Thương mại TP (Saigon Co.op) từ cuối năm 1998. Saigon Co.op hiện có 26 HTX thành viên, mỗi đơn vị có bộ máy điều hành và quản lý riêng.

Đến nay, Saigon Co.op trải qua 34 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký HTX và 8 lần bổ sung, tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ đã tăng từ 23,1 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng, gấp khoảng 294 lần.

Tăng vốn điều lệ bằng quỹ tích lũy chung không chia

Saigon Co.op hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm bán lẻ, đầu tư, xuất nhập khẩu, sản xuất. Khi mới thành lập, tổng vốn đăng ký ban đầu là hơn 23,1 tỷ đồng, trong đó có hơn 1 tỷ đồng vốn điều lệ và 198 triệu đồng vốn công nợ của Nhà nước, còn lại là vốn tích lũy không chia lên đến gần 22 tỷ đồng.

Từ khi thành lập đến năm 2015, Saigon Co.op thực hiện tăng vốn điều lệ từ nguồn quỹ tích lũy không chia (trích từ lợi nhuận sau thuế) và vốn góp của các HTX thành viên. Trong đó, năm 2014 và 2015 lần lượt bổ sung 900 tỷ và 800 tỷ đồng vốn điều lệ từ 2 nguồn này.

Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 4 Luật Hợp tác xã năm 2012, vốn điều lệ là tổng số vốn do HTX thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Khoản 4 điều này cũng nêu rõ, tài sản không chia là một bộ phận tài sản của Liên hiệp HTX, không được chia cho HTX thành viên khi chấm dứt tư cách HTX thành viên hoặc khi liên hiệp HTX chấm dứt hoạt động.

Nói cách khác, quỹ tích lũy chung không chia không phải là nguồn hình thành vốn điều lệ đúng quy định. Theo Thanh tra TP.HCM, việc làm không phù hợp quy định đã biến số tài sản này thành vốn điều lệ, tức vốn góp của các HTX thành viên, chứ không còn là tài sản thuộc sở hữu chung không chia của Saigon Co.op.

Huy động vốn từ nguồn bên ngoài HTX thành viên

Đến đợt tăng vốn năm 2020, Saigon Co.op tổ chức hội thảo lấy ý kiến từ các HTX thành viên vào ngày 18/4/2019, tại đó thống nhất chủ trương tăng vốn góp của các HTX thành viên vào vốn điều lệ của Saigon Co.op tùy tình hình tài chính và chủ trương của từng đơn vị. Hội đồng quản trị (HĐQT) Saigon Co.op sau đó 2 tháng đã thông qua tờ trình chủ trương tăng vốn từ các HTX thành viên.

Đến Nghị quyết số 11 Đại hội thành viên (ĐHTV) thường niên năm 2019 của Saigon Co.op ban hành ngày 6/7/2019, chủ trương tăng vốn điều lệ này đã được thông qua. HĐQT được giao tính toán phương án cụ thể.

Nghị quyết khẳng định, mục đích của đợt tăng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực tài chính, phục vụ cho việc triển khai các giải pháp trọng yếu theo đúng định hướng phát triển tổng thể, giữ vững vị thế dẫn đầu của Saigon Co.op.

Ngày 12/11/2019, HĐQT Saigon Co.op đưa ra Nghị quyết số 121a về phương án huy động vốn từ các HTX thành viên. Tuy nhiên, hồ sơ phương án huy động vốn này chỉ là bản thảo do Phòng tài chính của Saigon Co.op lập, chưa được HĐQT Saigon Co.op ký để trình ĐHTV thông qua.

Đến ngày 30/1/2020, ĐHTV bất thường của Saigon Co.op ban hành Nghị quyết số 12, trong đó chính thức thông qua phương án huy động vốn để tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng. Mặc dù vậy, trên thực tế, Saigon Co.op đã ban hành thông báo huy động vốn từ các HTX thành viên từ ngày 12/12/2019 đến hết ngày 20/1/2020.

Xét theo cơ cấu tổ chức của liên hiệp HTX với quyền quyết định cao nhất thuộc về ĐHTV, trong đó có các quyền liên quan đến điều chỉnh vốn điều lệ, hoạt động huy động vốn trước khi được ĐHTV thông qua là không đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, Nghị quyết 12 nêu rõ, vốn góp từ các HTX thành viên không phải do các HTX thành viên đi vay hoặc huy động từ đối thủ cạnh tranh.

Nhưng thực tế, qua làm việc với 23/26 HTX thành viên (có 3 đơn vị không đến làm việc), Thanh tra TP ghi nhận có trường hợp huy động vốn từ các thành viên bên ngoài và có trường hợp ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cá nhân bên ngoài HTX.

Theo kết quả huy động vốn ngày 20/1, có 20/26 HTX thành viên góp vốn với tổng số tiền hơn 3.597 tỷ đồng. Đáng chú ý, có đơn vị hoạt động kinh doanh với mức lợi nhuận sau thuế từ 5 tỷ đến dưới 6 tỷ đồng là HTX thương mại quận 3 và HTX thương mại dịch vụ Tân Bình không tham gia góp vốn.

Trong khi đó, phần lớn HTX đạt lợi nhuận từ 24 triệu đến dưới 500 triệu đồng lại tham gia góp hàng trăm tỷ đồng.

Trong 20 HTX tăng vốn vào Saigon Co.op, 6 HTX kinh doanh không hiệu quả trong năm gần nhất. Cụ thể, HTX TMDV Linh Tây lỗ gần 49 triệu đồng năm 2019 nhưng góp hơn 952,5 tỷ đồng, HTX TM Thị Nghè lỗ hơn 163,6 triệu đồng góp 244,55 tỷ đồng, HTX TM Cầu Kinh lỗ gần 106 triệu đồng cũng góp gần 3 tỷ đồng.

Cơ quan thanh tra nhận định đây là những trường hợp "không bình thường". Tuy nhiên, trong 2 lần làm việc vừa qua, các HTX không cung cấp cho đoàn thanh tra các hồ sơ được yêu cầu để làm rõ nguồn vốn góp.

Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Saigon Co.op, Thanh tra TP nhận thấy lợi nhuận sau thuế được duy trì ổn định qua các năm, từ khoảng 800 tỷ đến dưới 1.500 tỷ đồng, cho thấy hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn góp của các HTX thành viên đạt được 26-39%.

Do đó, Thanh tra TP cho rằng nhu cầu đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở. Nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên, Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động ban đầu.

Cơ quan này nhận định, có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm quyền sở hữu tài sản chung và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TP nói riêng và cả nước nói chung. Việc làm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Những sai phạm nêu trên được cho là thuộc trách nhiệm của HĐQT Liên hiệp HTX, Thành viên Liên hiệp HTX, ban tổng giám đốc, các phòng ban chức năng và cá nhân có liên quan các thời kỳ.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.