Phục hồi kinh tế TP. HCM: Cần song hành cả chính sách tiền tệ và tài khóa'

Trần Lê - 16/10/2021 18:44 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 16/10, UBND TP. HCM tổ chức hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn 2022- 2025”. Các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến về giải pháp cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM.

VNF
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi và đại biểu dự hội thảo (ảnh: Việt Dũng)

Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Khu Công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP. HCM, có 11 vấn đề cần phục hồi khẩn cấp bao gồm: y tế và điều trị trong tình hình mới; tổ chức lại sản xuất; thương mại và chợ; các ngành dịch vụ; kinh tế phi chính thức; lao động; an sinh xã hội; xây dựng, nhà ở lưu trú, nhà ở xã hội; giao thông vận tải; giáo dục – đào tạo; chuẩn bị và triển khai các phương án khả thi để huy động các nguồn lực cho TP. HCM.

Để phục hồi hiệu quả phải có bộ máy và con người. Để đáp ứng tính khẩn cấp, cần có sự điều chỉnh trong cách làm. Theo đó, cần tạo cơ chế thí điểm, chủ động phân quyền cho 1-2 địa phương, đơn vị trong một số lãnh vực nhất định; từ đó tiếp tục mở rộng. Cần tạo cơ chế đội đặc nhiệm (task forces) để thúc đẩy các vấn đề trên trong giai đoạn phục hồi. Đội đặc nhiệm nằm trong trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP. HCM; mục tiêu là phát hiện, theo đuổi, xử lý vấn đề trọng tâm liên ngành.

Giai đoạn tái thiết TP. HCM như người bệnh đã khỏe lại, tuy vậy qua cơn bạo bệnh cần phải từ bỏ các thói quen cũ. Điều cần chú trọng trong giai đoạn này là điều chỉnh và xây dựng nền tảng mới ở một số lĩnh vực.

Ông Vũ cho rằng TP. HCM cần thúc đẩy quan điểm quản lý từ việc chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào và quy trình, thủ tục sang việc bao gồm cả đánh giá yếu tố đầu ra và kết quả công việc; tăng cường việc lượng hóa, đo lường các tiêu chuẩn, chỉ số hiệu suất công việc…

Bên cạnh đó, cần tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đổi mới theo hướng quyền tự chủ cao hơn cho các quận, huyện và TP Thủ Đức; tăng xã hội hóa dịch vụ công và chú trọng đề cao hiệu quả, sáng kiến cộng đồng, ý tưởng cá nhân.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ngay sau khi nới lỏng giãn cách. Để phục hồi trong năm 2022, tăng trưởng cần phải được hỗ trợ bởi sự song hành của cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa.

Trong đó, về chính sách tiền tệ, tiếp tục ở trạng thái hỗ trợ kinh tế, đảm bảo thanh khoản dồi dào. Chính sách tài khóa, kích cầu tăng trưởng, chấp nhận một mức bội chi ngân sách cao tài trợ bằng trái phiếu chính phủ và khởi động một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025).

Với chính sách mở cửa này cộng với gói hỗ trợ phía tài khóa thì kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể tăng trưởng ở mức 7,5%. Và để đảm bảo ổn định vĩ mô, có thể không bơm tiền cho nền kinh tế nhưng linh hoạt theo hướng luôn đảm bảo thanh khoản tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ, không để lãi suất tăng khi lạm phát vẫn trong tình hình kiểm soát tốt. Ngân hàng Nhà nước định hướng tốc độ tăng trưởng tín dụng cho cả nền kinh tế trong năm (có thể đặt mục tiêu tăng tín dụng 13%), nhưng không áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Các dự án đầu tư công cần được đẩy mạnh giải ngân ngay sau khi nới lỏng giãn cách. Không chỉ thay thế cho đầu tư tư nhân trong vai trò là động lực tăng trưởng, các công trình tái khởi động sẽ giúp ngành xây dựng phục hồi trở lại.

Việc tăng bội chi ngân sách sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công, nhưng sẽ không vượt trần. Khó khăn là các giới hạn về tỷ lệ chi trả nợ trên tổng thu ngân sách và nợ chính phủ. Với nới lỏng các giới hạn này sẽ giúp tăng quy mô gói hỗ trợ kinh tế từ phía tài khóa mà vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô.

Trong khi đó, theo Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế-Luật, GRDP 6 tháng đầu năm của TP. HCM đạt hơn 680.300 tỷ đồng theo giá hiện hành, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thế nhưng, làn sóng Covid-19 lần 4 đã nhanh chóng gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, sốc tiêu cực xảy ra ở cả tổng cung lẫn tổng cầu.

Gợi ý về các chính sách chủ lực để đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế TP. HCM, ông Khánh cho hay với nguyên tắc tuân thủ mục tiêu tối thượng là đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ, chính sách tiền tệ nên được sử dụng hạn chế trong việc thiết kế chính sách phục hồi kinh tế do Covid-19.

Kinh nghiệm cho thấy, chính sách của Ngân hàng Trung ương các nước trong bối cảnh này thường hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, là đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Giảm lãi suất có tác dụng kích thích tiêu dùng và đầu tư, được xem là công cụ giúp kích thích toàn diện nền kinh tế trong ngắn hạn.

Đối với chính sách tài khoá, nhóm nghiên cứu kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP. HCM giai đoạn Covid-19 lần 4 đã chỉ ra rằng, ngay cả khi Việt Nam hoàn tất giải ngân trọn vẹn các gói hỗ trợ năm 2020, thì quy mô cũng chỉ ở mức 1,9% GDP, rất nhỏ để kỳ vọng các hỗ trợ này đủ mạnh để đạt hiệu quả tốt cho phục hồi trọn vẹn. Do đó, ông Khánh đề xuất gói hỗ trợ năm 2021 của Chính phủ phải lên đến 250.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4% GDP. Đây là con số khả thi với quy mô và nội lực của kinh tế Việt Nam.

Đối với TP. HCM, chuyên gia này khuyến nghị sử dụng nguồn lực tài chính cho các gói hỗ trợ tức thời, cùng với các gói kích thích đầu tư mang tính trung hạn từ các nguồn tái phân bổ chi ngân sách, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP. HCM…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.