Phó chủ tịch Quốc hội: 'Khẩn trương cắt giảm thủ tục, thúc đẩy xây dựng nhà ở tại Hà Nội, TP. HCM'

Anh Hùng - 04/11/2022 11:54 (GMT+7)

(VNF) - Phát biểu kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã đề nghị khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm các thủ tục hành chính để thúc đẩy phát triển, xây dựng các dự án nhà ở, bất động sản, đặc biệt là tại Hà Nội và TP. HCM, tăng nguồn cung cho thị trường.

VNF
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng sáng 4/11, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, có các giải pháp hiệu quả để khắc phục, tập trung vào các vấn đề trọng tâm.

Cụ thể, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị nông thôn, phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới cân đối các vùng miền; đầu tư phát triển đô thị ven biển, phát triển các đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dịch bệnh;

Sớm có giải pháp khắc phục bất cập về hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các thành phố lớn; quản lý chặt chẽ các quy hoạch, bảo đảm đồng bộ giữa hạ tầng đô thị và hạ tầng giao thông; khắc phục tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông; xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch quản lý phát triển đô thị, hướng tới ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch quản lý phát triển đô thị.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Trần Quang Phương cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ cập nhật các đồ án quy hoạch lên cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam; thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, phát triển đô thị, quản lý trật tự đô thị, hoạt động xây dựng và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên môn, chuẩn hóa theo khung năng lực.

Liên quan đến lĩnh vực bất động sản, nhà ở và các quy định liên quan, Phó chủ tịch Trần Quang Phương đề nghị hoàn thành các hệ thống pháp luật. Trong đó, đặc biệt, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường bất động sản theo hướng cân bằng, tăng tỷ trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm các thủ tục hành chính để thúc đẩy phát triển, xây dựng các dự án nhà ở, bất động sản, đặc biệt là tại Hà Nội và TP. HCM, tăng nguồn cung cho thị trường;

Cùng với đó, có chính sách hiệu quả thu hút và tạo nguồn vốn trung, dài hạn, ổn định cho thị trường bất động sản; kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán; quản lý chặt chẽ để ngăn chặn việc chia tách, phân lô bán nền tại khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng;

Ngoài ra, cần tăng cường việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, đầy đủ về quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản và thị trường bất động sản.

"Có biện pháp xử lý để kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, đẩy giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, trục lợi bất hợp pháp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhất là hoạt động giao dịch, huy động vốn kinh doanh bất động sản", ông Phương nêu rõ.

Vấn đề tiếp theo là sửa đổi, hoàn thiện chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà xã hội, nhất là nhà xã hội cho thuê, thuê mua. Trong đó, sớm ban hành và thực hiện hiệu quả đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội, cần có giải pháp để tích cực triển khai cho vay, hỗ trợ lãi suất đối với các dự án cải tạo nhà chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua theo quy định của Nghị quyết 43/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

"Phải có chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người có công, các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định; bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm", ông Phương đề nghị.

Phó chủ tịch Trần Quang Phương cũng đề nghị xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, xác định danh mục trụ sở cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

Vấn đề cuối cùng là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng, bảo đảm an toàn cháy nổ, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đến 2025 ban hành 12 bộ quy chuẩn và 128 tiêu chuẩn cốt lõi theo định hướng mới;

Đồng thời hoàn thiện đổi mới số hóa, mã hóa thống nhất, hệ thống định mức đơn giá xây dựng, rà soát, bổ sung các định mức cốt lõi có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình, các chỉ tiêu vốn đầu tư, đơn giá xây dựng tổng hợp.

Ngoài ra, Phó chủ tịch Trần Quang Phương cũng đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các vật liệu xây dựng phục vụ công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu xanh, vật liệu mới, vật liệu thay thế trong xây dựng công trình.

"Đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố giá vật liệu, giá xây dựng theo quý, theo tháng, bảo đảm cung cấp vật liệu xây dựng và đúng giá niêm yết, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các biểu hiện hoạt động gom hàng, thổi giá vật liệu xây dựng trong tình hình hiện nay", ông Phương nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.