Philippines tuyên bố ‘không cho phép’ Trung Quốc đẩy Mỹ ra khỏi biển Đông

Thanh Tú - 22/09/2020 17:00 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. tuyên bố nước này “không cho phép” Trung Quốc đẩy các cường quốc phương Tây, bao gồm Mỹ, ra khỏi Biển Đông.

VNF
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr.

"Tôi có thể cam kết rằng các cường quốc phương Tây vẫn sẽ hiện diện ở biển Đông. Chúng tôi tin tưởng vào cán cân quyền lực, rằng quyền tự do của người dân Philippines phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông ", ông Locsin phát biểu tại phiên điều trần về ngân sách của Quốc hội Philippines tại Manila ngày 21/9.

Nhà ngoại giao Philippines khẳng định các cường quốc phương Tây phải hiện diện ở Biển Đông với tư cách là một bên cân bằng và Philippines không cho phép Trung Quốc “đẩy các cường quốc phương Tây khỏi Biển Đông”.

Ông Locsin cho biết Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đang được đàm phán giữa các quốc gia Đông Nam Á và COC cũng là mong muốn của Philippines nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trước đó, trong một tuyên bố đưa ra ngày 17/9, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho rằng, ngoài những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra làm trì hoãn tiến trình tham vấn về về COC, một số quốc gia bên ngoài khu vực cũng đang gây cản trở cho quá trình này.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết các quốc gia này đã can thiệp vào các tranh chấp trên Biển Đông và các tham vấn về COC để phục vụ cho chương trình nghị sự địa chính trị riêng.

Mặc dù không đề cập đến quốc gia cụ thể nào, song trong Hội nghị ngoại trưởng Cấp cao Đông Á lần thứ 10 vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích Mỹ can thiệp vào tranh chấp Biển Đông, cáo buộc Washington là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng quân sự hóa Biển Đông.

Đáp lại điều này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Mỹ cùng các quốc gia ASEAN và đối tác “bày tỏ quan ngoại về những hành động gây gấn của Trung Quốc ở Biển Đông”, đồng thời bác bỏ các “yêu sách trái pháp luật” của Trung Quốc đối với tuyến hàng hải toàn cầu dựa trên phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.

Hiện nay, Philippines là điều phối viên Quan hệ Đối thoại Trung Quốc-ASEAN tới năm 2021 và đồng chủ trì các cuộc tham vấn COC. Ngoại trưởng Philippines đã khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán về COC vào tháng 11 tới bất chấp các trở ngại do đại dịch Covid-19.

Ở động thái liên quan mới nhất, 3 nước châu Âu gồm Pháp, Đức và Anh (còn gọi là Nhóm E3) ngày 16/9 đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc (LHQ) nhằm phản đối các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cụ thể, trong công hàm, Nhóm E3 nhấn mạnh rằng Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) 1982 đã đặt ra "khuôn khổ pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và trên đại dương", đồng thời cho rằng Công ước này cần được duy trì một cách toàn vẹn. Hiện cả Anh, Pháp, Đức đều là thành viên của UNCLOS.

Cũng trong công hàm, nhóm E3 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do đi lại không gây hại, tự do hàng hải và hàng không được quy định trong UNCLOS, trong đó có Biển Đông.

Pháp, Anh và Đức bác bỏ nỗ lực của Trung Quốc nhằm độc chiếm hầu hết Biển Đông qua các tuyên bố phi pháp về đường cơ sở thẳng và vùng nội thủy giữa các nhóm đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.

Nhóm 3E nhấn mạnh các hoạt động bồi đắp hoặc những hình thức biến đổi nhân tạo khác không thể thay đổi việc phân loại một thực thể theo UNCLOS.

Công hàm cũng nhấn mạnh, các yêu sách chủ quyền dựa trên cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" ở Biển Đông trái với luật pháp quốc tế cũng như các quy định của UNCLOS, đồng thời đã bị bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài quốc tế.

Công hàm Nhóm 3E nêu rõ, tất cả các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với quy định của UNCLOS cũng như các biện pháp, thủ tục giải quyết tranh chấp nêu trong Công ước.

Xem thêm >> Dịch Covid-19: Gần 1 triệu người tử vong trên toàn cầu, Trung Quốc sắp tung vaccine giá 88 USD

Theo SCMP, Inquirer
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

(VNF) - Nhà đầu tư sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 37 căn với chiều cao 3 tầng; xây dựng hệ thống nhà ở xã hội, trung tâm thương mại, trường học, nhà văn hoá...

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) chứng kiến doanh thu thuần tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024. Song do không còn doanh thu tài chính lớn như cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 6%.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

(VNF) - Dự án sẽ đâu tư xây dựng 61 công trình nhà ở xây thô, hoàn thiện mặt trước; 273 lô đất ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền.

 'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

(VNF) - Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng rủi ro từ các yếu tố bất định bên ngoài có thể là nguyên nhân kéo tới sự tụt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.