Phát triển KKT ven biển miền Trung: Dàn trải, thiếu đột phá

Khánh Hồng - 26/06/2023 09:05 (GMT+7)

(VNF) - Giới khoa học, nhà quản lý nhận định các khu kinh tế ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, dàn trải, thiếu liên kết và thiếu đột phá.

VNF

Thiếu nhạc trưởng

PGS.TS Trần Thị Lan Hương, Trưởng Ban quản lý khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng tập trung nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định). Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/N-TW về phát triển bền vững kinh tế biển, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển ngành kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế ven biển là động lực cho sự phát triển của cả vùng.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển ở khu vực này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, tiềm năng phát triển lớn nhưng quy mô phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương còn nhỏ; các khu công nghiệp ven biển chưa lấp đầy diện tích được quy hoạch; đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh còn thấp, liên kết phát triển còn yếu và nhiều địa phương thay vì liên kết lại có xu hướng cạnh tranh xung đột nhau.

TS Hoàng Thị Hoài Hương, Trường Đại học Quy Nhơn, cho hay sau khoảng 2 thập kỷ phát triển khu kinh tế ven biển, kinh tế nhiều địa phương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận nhờ sự đóng góp của các khu kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng, kinh tế biển và sự phát triển của các khu kinh tế ven biển chưa tương xứng với tiềm năng, nguyên nhân chủ yếu do thể chế đối với các khu kinh tế biển chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế. “Điều này đặt ra yêu cầu đối với hệ thống quản lý nhà nước trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung khắc phục các hạn chế này, để tận dụng tối đa lợi thế của quốc gia biển, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh phát triển kinh tế biển”, TS. Hương nói.

PGS.TS Bùi Quang Bình, Đại học Kinh tế - Trường Đại học Đà Nẵng, cũng cho hay cơ chế chính sách phát triển các khu kinh tế ven biển dường như thiếu đột phá và chưa đủ mạnh theo yêu cầu phát triển, cơ chế chính sách chung cho tất cả tuy đã tạo ra sự bình đẳng nhưng khá cứng nhắc, không phù hợp với tính đặc thù của các địa phương và kéo theo tình trạng phân tán, dàn trải trong đầu tư các địa phương.

Bên cạnh đó, liên kết phát triển giữa các địa phương có khu kinh tế ven biển rất hạn chế; thiếu tầm nhìn và cơ chế điều phối chung ngay từ bước quy hoạch phát triển đồng thời thiếu đi nhạc trưởng chỉ huy chung thực hiện. Cơ sở hạ tầng ven biển tại các khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự phát triển của các khu kinh tế ven biển vẫn chưa tạo ra động lực, sức lan tỏa và đóng góp cho nền kinh tế như kỳ vọng đặt ra, hiệu quả sử dụng nguồn lực còn thấp.

TS. Hoàng Hồng Hiệp, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, cùng chung nhận định các khu kinh tế phát triển rất dàn trải. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý đối với một khu kinh tế còn chồng chéo, chưa có sự rõ ràng.

Giải pháp nào cho các khu kinh tế ven biển?

Hiến kế để phát triển khu kinh tế ven biển, PGS.TS Bùi Quang Bình cho rằng các địa phương cần phát triển các khu kinh tế này; trong đó Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi)… phải trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam với các nước ASEAN, Bắc Á…

Các khu kinh tế ven biển nêu trên phải tạo ra được nhu cầu phát triển cho toàn bộ địa phương miền Trung, khu vực Tây Nguyên, cho các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… về thông thương hàng hóa, phát triển kinh tế biển. Điều này sẽ bảo đảm cho các khoản đầu tư của nhà nước vào khu kinh tế ven biển đạt hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, dàn trải. Ngoài ra, các khu kinh tế ven biển phải thực sự là “cửa vào” cho hàng hóa và dịch vụ, không chỉ của Việt Nam, mà còn của khu vực ASEAN và thế giới, có thế mạnh trong việc kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư với khu vực và thế giới.

Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, các khu kinh tế ven biển muốn phát triển còn cần khát vọng và sự nỗ lực bền bỉ của lãnh đạo các địa phương. Trong tổng số 11 khu kinh tế ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có 4 khu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi)… có sự phát triển nổi trội nhất. Những nơi này ngoài những yếu tố lợi thế nổi trội thì khát vọng phát triển của lãnh đạo là yếu tố quyết định.

“Khu kinh tế mở Chu Lai là ví dụ. Từ vùng đất cát hoang vắng 25 năm trước, lãnh đạo và nhân dân Quảng Nam tập trung mọi nỗ lực và khả năng của mình, sự đồng lòng của doanh nghiệp trong đó đặc biệt là Công ty Trường Hải đã biến từ “0” thành khu kinh tế ven biển bậc nhất ở Việt Nam. Đây là tổ hợp – cụm ngành phát triển cốt lõi với công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô, trung tâm logistics gắn với cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, dệt may và điện khí và hóa dầu”, PGS.TS Bùi Quang Bình phân tích.

TS Hoàng Thị Hoài Hương cho rằng cần xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách chung cho khu kinh tế ven biển để các khu phát triển theo đúng định hướng chiến lược, phù hợp với đặc điểm lợi thế, theo định hướng phát triển của địa phương và theo định hướng chung của quốc gia nhằm chủ động khai thác triệt để những lợi thế đó; đồng thời, thu hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cần gắn sự phát triển của khu kinh tế với các vùng đô thị ven biển và không có biển, tạo thành các chuỗi đô thị gắn bó với các cảng nước sâu và khu kinh tế. Điều này có thể thực hiện thông qua việc tạo ra những nhu cầu nội vùng, xây dựng mối quan hệ với kinh tế nội vùng và khu kinh tế. Đặc biệt, việc xây dựng các khu kinh tế mới phải có sự tương hợp với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và sân bay.

“Sự điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội và khu kinh tế Chu Lai cho thấy việc điều chỉnh chức năng các khu kinh tế theo hướng hình thành các khu kinh tế đa ngành, với trọng tâm phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển, thủy sản đã tạo thành các cực phát triển của vùng, trở thành đầu mối giao thông trong nước và quốc tế”, TS Hương nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án nhiệt điện cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án nhiệt điện cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.