Ông Trump muốn WTO ngưng đối xử đặc biệt với Trung Quốc

Nguyệt Ánh - 27/07/2019 19:30 (GMT+7)

Hôm 26/7, Mỹ yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cập nhật lại định nghĩa của “quốc gia đang phát triển”, chủ yếu ám chỉ Trung Quốc, đối thủ thương mại chính của Mỹ, theo báo South China Morning Post.

VNF
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc và các nước khác đang tận dụng lợi thế của tình trạng nước đang phát triển một cách không công bằng trong thương mại. Ảnh: EPA-EFE

Ngày 26/7, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở ra một mặt trận mới nhằm cải tổ hệ thống thương mại toàn cầu bằng cách yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cập nhật lại định nghĩa “quốc gia đang phát triển” và xóa bỏ những ưu đãi mà những nước được xếp vào nhóm này đang hưởng. Một trong những quốc gia như thế là Trung Quốc, đối thủ thương mại chính của Mỹ.

Mỹ tuyên bố nếu sự thay đổi này không diễn ra, nước này sẵn sàng đơn phương hành động. Điều đó có nghĩa là dù được xếp hạng “nước đang phát triển” bởi WTO, một nước vẫn có thể không được Mỹ chấp nhận nếu họ tin rằng nước đó không còn đáp ứng những điều kiện để được đối xử đặc biệt.

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết các nước đang phát triển được hưởng một số lợi ích như “được áp dụng các biện pháp bảo vệ trong khung thời gian dài hơn, thời gian chuyển đổi dư dả, các mức cắt giảm thuế dễ chịu hơn, lợi thế về thủ tục khi có tranh chấp thuộc WTO và khả năng tận dụng các khoản trợ cấp xuất khẩu nhất định - tất cả những lợi ích này đều gây tổn thất cho các thành viên WTO khác”.

Trong bản ghi nhớ, Tổng thống Trump đã chỉ đạo đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer “sử dụng tất cả các công cụ sẵn có” để thay đổi các quy định liên quan đến việc xếp các quốc gia vào nhóm “nước đang phát triển” của WTO, trong bối cảnh khi mà các số liệu kinh tế không hợp lý đối với việc được đối xử đặc biệt của các các quốc gia này.

 “WTO đang rất cần được cải cách”, bản ghi nhớ nói, đồng thời trích dẫn những định nghĩa có từ thời thành lập WTO là năm 1995 và đã không tính đến những thay đổi lớn về tình trạng kinh tế đối với các quốc gia như Trung Quốc. Nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ hai và quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

“Có một số nước đáp ứng đúng chuẩn nước đang phát triển, còn nhiều nước khác rõ ràng là không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của họ”, bản ghi nhớ nói, đồng thời chỉ ra hai phần ba các quốc gia thành viên của WTO đang tuyên bố mình là “nước đang phát triển”. Bản ghi nhớ chỉ ra Trung Quốc là ví dụ điển hình cho tình trạng này.

Trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: WTO.

Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn chiến tranh thương mại và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai nền kinh tế.

Thật vậy, vào ngày 26/7, Mỹ đã báo cáo mức tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống còn 2,1% trong quý II. Đây là một mức giảm mạnh so với mức 3,1% được ghi nhận trong quý đầu tiên.

Khi gia nhập WTO vào năm 2001, tình trạng của Trung Quốc rõ ràng đúng với mức độ của nước đang phát triển, Steven Englander, trưởng phòng nghiên cứu toàn cầu G10 FX của ngân hàng Standard Chartered ở New York cho biết.

Dù đồng cảm với quan điểm của Mỹ về tình trạng của một quốc gia đang phát triển, ông vẫn cảnh báo rằng nếu chỉ bằng cách thay đổi định nghĩa của WTO, chính quyền Trump có thể không nhận được kết quả cần thiết trong việc giảm bớt sự mất cân bằng thương mại của Mỹ

“Dù WTO làm theo những gì Mỹ muốn, họ sẽ sớm thấy rằng mức độ thâm hụt thương mại thay đổi rất ít”, ông nói. Cụ thể, các quốc gia đang phát triển có mức thặng dư thương mại với Mỹ vẫn nhỏ hơn so với các quốc gia kém phát triển. 

Ngày 26/7, sau khi bản ghi nhớ được ban hành, ông Trump đã viết trên tweet: “WTO đã HỎNG khi mà các nước GIÀU NHẤT thế giới lại nói mình là nước đang phát triển để tránh các quy tắc của WTO và được đối xử đặc biệt.”

Bản ghi nhớ trích dẫn các nền kinh tế giàu có nhưng vẫn giữ tình trạng của nước đang phát triển, như Brunei, Hong Kong, Kuwait, Macau, Qatar, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mexico, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên của cả G20 (20 nền kinh tế hàng đầu thế giới) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - cũng tuyên bố tình trạng nước đang phát triển.

Lighthizer được yêu cầu báo cáo lại cho tổng thống Trump trong vòng 60 ngày. Nếu sau 90 ngày vẫn không có thay đổi gì đáng kể, Mỹ sẽ tự giải quyết theo cách riêng của họ và không chấp nhận những quốc gia mà Mỹ cho là đang lợi dụng tình trạng “nước đang phát triển”.

Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ đến Thượng Hải vào ngày 30-7 để bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ. Phía Trung Quốc sẽ được đại diện bởi Phó Thủ tướng Lưu Hạc.

Theo PLO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

Nhân diện dòng tiền hàng tỷ USD từ nước ngoài âm thầm đổ vào BĐS mỗi năm

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.