Ông Phạm Minh Chính tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ

Đức Hoàng - 26/07/2021 15:12 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, tiếp tục được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

VNF
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Chiều 26/7, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội đã bầu ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo kết quả kiểm phiếu, có 484/484 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành bầu ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên thệ nhậm chức.

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi – Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi lễ tuyên thệ.

Phát biểu sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Quốc hội ghi nhận lời tuyên thệ của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958, quê quán tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông có trình độ phó giáo sư, tiến sỹ luật. Ông là ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII, XIII; bí thư Trung ương Đảng khóa XII; ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Năm 1984, ông Phạm Minh Chính được phân công làm nghiên cứu viên khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ. Đến năm 1989, ông được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Romania.

Năm 1996, ông trở lại Việt Nam và công tác tại Bộ Công an. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như phó tổng cục trưởng Bộ Công an, giảng viên đại học (kiêm nhiệm) với học hàm phó giáo sư, chuyên viên cấp cao Văn phòng Chính phủ, tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, thứ trưởng Bộ Công an.

Cũng trong giai đoạn này, ông được Thủ tướng phong quân hàm thiếu tướng rồi trung tướng Công an. Bên cạnh đó, ông cũng được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm phó giáo sư chuyên ngành luật.

Năm 2011, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh vào tháng 8/2011.

Đến tháng 4/2015, ông Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức vụ phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tháng 1/2016, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tiếp đó, ông được bầu vào Bộ Chính trị tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ngày 4/2/2016, ông Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng thời giữ chức trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Gần đây, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào tháng 1/2021, ông Phạm Minh Chính đã tái đắc cử ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong giai đoạn đảm nhiệm chức vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Minh Chính đã phụ trách chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, bố trí nhân sự của hệ thống chính trị; đồng thời là lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương.

Ở trong nước, ông chỉ huy nhân sự nội bộ Đảng, điều động, bổ nhiệm, điều chuyển, xây dựng các chức trách cấp cao của cán bộ Đảng tại 63 tỉnh thành. Giai đoạn 2020 – 2021 trong chu kỳ Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh khóa 2020 – 2025 ở 63 tỉnh thành, ông thường đại diện cho Trung ương Đảng tham gia các kỳ đại hội địa phương, chỉ đạo hoạt động cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, ông Phạm Minh Chính còn phụ trách vấn đề ngoại giao, bao gồm đại diện Trung ương Đảng sang thăm nước ngoài cũng như tiếp đón một số lãnh đạo nước ngoài sang thăm Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm công nghiệp 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm công nghiệp 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.