Ông Nguyễn Xuân Phúc: từ cựu sinh viên kinh tế đến ghế nóng Thủ tướng

Nghệ Nhân - 07/04/2016 13:40 (GMT+7)

(VNF) - Tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức nhận chức sáng nay (7/4) với kỳ vọng sẽ tiếp tục con đường cải cách và đổi mới kinh tế.

Cựu sinh viên kinh tế

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954. Ở tuổi 19, khi đất nước vẫn chưa thống nhất, ông ra Hà Nội để học trường Đại học kinh tế quốc dân.

Trong ký ức của những người cùng thời vẫn còn lưu giữ hình ảnh người sinh viên – cán bộ đoàn giọng Quảng, người có cha là một cán bộ tập kết, và có mẹ không may đã bị địch sát hại vì "nuôi cách mạng".

Trong một căn nhà nhỏ ở con ngõ Tức Mặc, phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), người thanh niên trẻ tuổi ở trọ và nuôi chí lớn, bằng niềm tin, sự lạc quan và niềm tự hào được trưởng thành trong một gia đình cách mạng.

Với xuất phát điểm "kinh tế", không ngạc nhiên khi sau đó, các công việc ông đảm trách đều ít nhiều liên quan đến khía cạnh quản lý kinh tế. Theo hồ sơ, ông Phúc từng là cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Giám đốc Sở Du lịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng…

Hành trình "kinh tế" được tiếp tục khi sau đó ông còn theo học một khóa quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapo, trước khi tiếp tục với các công việc quản lý kinh tế khác như Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI…

Phải đến thời điểm năm 2011 lại nay, với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị về mặt Đảng và liên tục thăng chức về mặt chính quyền, vai trò một chính trị gia toàn diện mới được thể hiện, nhưng những người hiểu ông vẫn luôn nhớ rằng ông là một cán bộ khởi nghiệp từ một nền tảng kiến thức kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện vẫn là một trong những niềm tự hào của Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Tháng 05/2015, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức lễ ra mắt chính thức "Mạng lưới cựu học viên, sinh viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân" quy mô toàn quốc.

Cùng với nhiều lãnh đạo khác như các ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội… ông cũng được vinh danh như là những cựu sinh viên ưu tú nhất của trường. 

Giản dị và quyết liệt

Cho đến nay, những cán bộ ở Văn phòng Chính phủ vẫn nhớ những câu chuyện về tinh thần làm việc quyết liệt của ông Nguyễn Xuân Phúc mà một trong những ví dụ điển hình là cuộc chiến toàn diện với vấn đề cải cách thủ tục hành chính, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phất lên với lá cờ "Đề án 30".

Đề án 30 là một kế hoạch lớn, đụng chạm nhiều bộ ngành, địa phương. Thời điểm những năm 2009 – 2010, Đề án 30 luôn ở tình trạng "nóng ran", và ở những thời khắc nóng nhất, vai trò của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là khá rõ.

Hầu như tuần này, tháng nào cũng có các cuộc họp, chỉ đạo mới về Đề án 30. Nhiều cán bộ bộ ngành từng tham gia các hoạt động của Đề án này kể lại, nếu chép lại hết các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, có lẽ đã in được thành sách...

Tinh thần quyết liệt ấy tiếp tục được duy trì khi ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Phó thủ tướng và công việc phụ trách rộng hơn trước. Từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc được giao thêm nhiều công việc như Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…

Theo nhận xét của ông Võ Kim Cự, từng là Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh và hiện là Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, ông Phúc là người luôn thể hiện sự quyết liệt trong từng cuộc làm việc, dù là ở Chính phủ hay đi ra thực địa.

Những ví dụ mà ông Cự dẫn chứng là các cuộc làm việc liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại mà ông có dịp dự cùng trong thời gian gần đây.

Một số chuyên gia kinh tế và pháp lý mà VietnamFinance có dịp trao đổi đều có chung nhận xét ông Nguyễn Xuân Phúc là người có tác phong khá giản dị trong giao tiếp, cho dù khi vào việc thì rất quyết liệt. 

"Ông Phúc là người không quan cách, khá gần gũi và rất cầu thị lắng nghe ý kiến chuyên gia", một chuyên gia xin giấu tên cho biết.

Ghế nóng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức giữa thời khắc rất khó khăn của kinh tế Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi: từ bên trong, nền tài chính công đang gặp nhiều vấn đề rất lớn trong khi từ bên ngoài, áp lực từ hội nhập, thể hiện qua việc các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, là những chuyện nhãn tiền.

Bối cảnh đó khiến cho nhiều người kỳ vọng một Thủ tướng có nền tảng kiến thức kinh tế và thái độ làm việc quyết liệt, sẽ dần ổn định nền kinh tế để phát triển, đặng vượt qua những thách thức rất lớn phía trước.

Trước Quốc hội mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó còn là Phó thủ tướng, cho biết, trong 5 năm tới (2016 -2020), Việt Nam đặt mục tiêu khá tham vọng như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm; đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%…

Cho dù nền kinh tế đã có được sự cân bằng, ổn định đáng kể trong thời gian gần đây, ông Phúc thừa nhận hiện tại việc phát triển kinh tế-xã hội "vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế". Chính vì vậy, nhiệm vụ trong 5 tới của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng là khá nặng nề.

Phát biểu trước Quốc hội khi nhậm chức sáng 7/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc lại các khó khăn và thử thách, nhưng nhấn mạnh rằng ông sẽ tập trung cho việc "tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, kiên quyết, kiên trì, vững tâm bảo vệ sự độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần ấm no hạnh phúc, an toàn, an ninh cho nhân dân".

Một chi tiết thú vị là tân Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng là một lãnh đạo "gốc tài chính". Cùng là những lãnh đạo đã được Đảng và Nhà nước chọn lọc và thử thách nhiều năm ở nhiều vị trí khác nhau, hy vọng tân Chủ tịch Quốc hội, tân Thủ tướng sẽ vững vàng trên ghế nóng, cùng đội ngũ lãnh đạo mới đưa Việt Nam hội nhập thành công, mở ra giai đoạn phát triển mới.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.