Ông Nguyễn Tử Quảng làm chủ tịch Ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo thuộc VINASA

Ngọc Lưu - 09/03/2022 14:59 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Tử Quảng, Phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Tổng giám đốc Bkav, được giao làm chủ tịch ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo.

VNF
Ông Nguyễn Tử Quảng.

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức hội nghị chiến lược 2022 với khẩu hiệu của năm là “Hợp lực chuyển đổi số” kêu gọi các doanh nghiệp cùng đồng tâm, hiệp lực cùng các cơ quan của Chính phủ tăng tốc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tại hội nghị này, VINASA đã thành lập 8 ủy ban chuyên môn. Đầu tiên là Ủy ban chuyển đổi số cho doanh nghiệp, do ông Lữ Thành Long, Phó chủ tịch VINASA, Chủ tịch MISA làm chủ tịch ủy ban.

Ủy ban này hướng đến việc thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, kết nối, thành lập câu lạc bộ chuyển đổi số với thành viên đến từ các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp và ứng dụng quan tâm đến chuyển đổi số.

Trong năm 2022 sẽ hợp tác với các Hiệp hội chuyên ngành, các địa phương với sự vào cuộc của các doanh nghiệp công nghệ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs.

Thứ hai là Ủy ban phát triển chính phủ số, do ông Ngô Diên Hy, Phó chủ tịch VINASA, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT làm chủ tịch ủy ban.

Được xác định là 1 trong 3 trụ cột chính trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, hoạt động của ủy ban này sẽ hướng đến đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cập nhật, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, kết nối chuyên gia trong nước, quốc tế để hỗ trợ các cơ quan, địa phương xây dựng, phát triển chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ ba là Ủy ban thành phố thông minh, do ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó chủ tịch VINASA, Tổng giám đốc Viettel Solution, làm chủ tịch ủy Ban.

Hoạt động của ủy ban sẽ hướng đến tập hợp lực lượng chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động cập nhật thông tin, đào tạo, tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng hàng lang pháp lý giúp đẩy nhanh triển khai các đề án thành phố thông minh của các đô thị.

Bên cạnh các hoạt động hội nghị và giải thưởng thành phố thông minh được tổ chức hàng năm, ủy ban thành phố thông minh sẽ xây dựng câu lạc bộ thành phố thông minh, là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị.

Thứ tư là ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), do ông Nguyễn Tử Quảng, Phó chủ tịch VINASA, Tổng giám đốc Bkav, làm chủ tịch ủy ban.

Ủy ban này được kỳ vọng tiên phong thực hiện chiến lược quốc gia nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo của Thủ tướng năm 2021, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái AI tại Việt Nam từ nghiên cứu hàn lâm, phát triển các nền tảng, giải pháp đến thúc đẩy ứng dụng AI.

Hoạt động của ủy ban sẽ hướng đến đào tạo, hình thành cộng đồng các nhà phát triển, ứng dụng và vinh danh những nỗ lực nghiên cứu phát triển AI tại Việt Nam. Ngay trong năm 2022, giải thưởng AI Việt Nam sẽ được triển khai để thực hiện hóa mục tiêu này.

Thứ năm là Ủy ban đầu tư và phát triển startup, do ông Mai Duy Quang, Phó chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc TFI, làm chủ tịch ủy ban.

Mục tiêu của ủy ban là nâng cao hơn nữa vai trò của VINASA và các doanh nghiệp công nghệ trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gian. Ủy ban sẽ tập trung vào các hoạt động liên quan đến kết nối, đào tạo, mentor và đầu tư cho các startup.

Ủy ban sẽ xây dựng các chương trình để tuyển chọn các Startup công nghệ tốt để hỗ trợ các nền tảng, giải pháp công nghệ; hỗ trợ phát triển thị trường; tư vấn quản trị, xây dựng doanh nghiệp và kết nối đầu tư. Dự kiến sẽ có khoảng 100 startup sẽ được hỗ trợ năm 2022. 

Thứ sáu là Ủy ban hợp tác quốc tế, do bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA, làm chủ tịch ủy ban.

Bên cạnh duy trì vai trò của VINASA tại các tổ chức quốc tế WITSA, ASOCIO, APICTA và hợp tác với các tổ chức tại các thị trường truyền thống, nhiệm vụ của ủy ban hợp tác quốc tế trong giai đoạn mới là tăng cường liên kết, phát triển các kênh hợp tác mới, phát triển các mô hình hợp tác mới để thúc đẩy phát triển các thị trường đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan – Trung Quốc…

Thứ bảy là Ủy ban chính sách, do luật sư Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA, làm chủ tịch ủy ban. Đây vẫn được xem là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của VINASA, với nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp hội viên và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở trung ương và địa phương. 

Thứ tám là Ủy ban phát triển cộng đồng, do ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng giám đốc QTSC, làm chủ tịch ủy ban.

Ủy ban sẽ tập trung vào các hoạt động phát triển hiệp hội, giao lưu, liên kết giữa các nhóm thành viên. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh Hiệp hội, ngành công nghệ thông tin, qua đó kết nối với cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng công nghệ.

Uỷ ban sẽ tập hợp các doanh nghiệp quan tâm, cùng xây dựng thử nghiệm trung tâm demo sản phẩm theo từng lĩnh vực, là mô hình để các cơ quan, đơn vị quan tâm có thể xem, học hỏi, hợp tác, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả cho các lĩnh vực kinh tế.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, việc thành lập 8 ủy ban chuyên môn, phân định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng ủy ban được kỳ vọng không chỉ tạo ra sự chuyên nghiệp, bài bản, xuyên suốt mang tính chiến lược của VINASA, mà còn thể hiện quyết tâm của ban lãnh đạo trẻ VINASA trong gia đoạn tới mong muốn đẩy mạnh liên kết – hợp tác – tận dụng tối đa các nguồn lực của nhau để cùng nhau phát triển, để chuyển đổi số không chỉ cho doanh nghiệp mình, cho ngành mình mà cho toàn bộ các cơ quan, tổ chức trong nền kinh tế.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

(VNF) - Amazon Web Service (AWS) - công ty con của Amazon chuyên cung cấp nền tảng điện toán đám mây, đã công bố khoản đầu tư gần 9 tỷ USD vào Singapore trong 4 năm tới để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây.

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) đã có sự cải thiện phần nào về hoạt động kinh doanh trong quý I/2024 trên khía cạnh doanh thu.

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm,

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm,

(VNF) - Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng ấm dần và người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng. Có nhà băng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 40 tỷ USD/ngày

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 40 tỷ USD/ngày

(VNF) - Theo NHNN, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và hoạt động ngân hàng số trong 3 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực.

Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây

Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây

(VNF) - Một tòa án ở Moscow đã cho phép tịch thu khoảng 12,4 triệu euro (13,34 triệu USD) tài sản do một công ty con ở châu Âu của JPMorgan và Commerzbank của Đức nắm giữ ở Nga.

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ Aqua City: Novaland đang phối hợp để làm rõ

(VNF) - Novaland cho biết, một số ít khách hàng không đủ kiên nhẫn đồng hành và đã không chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan tòa án hoặc trọng tài, thay vào đó gửi đơn đến các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan cảnh sát điều tra tại TP. HCM.

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

Doanh thu 201 tỷ, tăng 79%, vì đâu lãi của VMC lại ‘còm cõi’?

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Vimeco (HNX: VMC) ghi nhận doanh thu thuần 201 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Song, do chi phí lớn, lợi nhuận của công ty đã bị “ăn mòn” gần như sạch sẽ.

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

Hé mở về VFG có nữ chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng

(VNF) - Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) nhận thu nhập hơn 22 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, tương đương hơn 7 tỷ đồng/tháng.

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

TP.HCM dừng thủ tục hải quan với hàng loạt DN nợ thuế

(VNF) - Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế với số tiền từ vài chục đến hơn trăm tỷ đồng vừa bị Cục Hải quan TP. HCM cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, hoặc đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.