Ông Nguyễn Thiện Nhân: Sáp nhập Cần Giờ vào TP. HCM là quyết định lịch sử

Thiên Ngôn - 24/12/2018 08:32 (GMT+7)

Đánh giá chủ trương 40 năm trước của TP. HCM mang tính chiến lược, song Bí thư Thành uỷ trăn trở vì Cần Giờ vẫn còn nghèo.

VNF
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng sáp nhập Cần Giờ vào TP. HCM là quyết định lịch sử

Tại hội thảo 40 năm Cần Giờ (Duyên Hải) TP. HCM - Thành quả và kinh nghiệm được tổ chức ngày 23/12, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng chủ trương đưa huyện Cần Giờ (Duyên Hải) về lại TP. HCM 40 năm trước là một quyết định mang tính chiến lược.

"Nếu không có quyết định này, TP. HCM không có biển, vì vậy ngoài việc có thêm tiềm năng để phát triển kinh tế thì vị trí địa lý, an ninh - quốc phòng đã được nâng cao hơn", ông Nhân nói và cho rằng qua nhiều nhiệm kỳ, lãnh đạo thành phố đã quyết tâm tổ chức quy hoạch và phát triển huyện Cần Giờ, mang lại nhiều thành tựu.

Trong đó, việc khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những công trình có ý nghĩa và vai trò quan trọng để bảo vệ, phát triển tài nguyên, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái và từ đó phát triển được nhiều nguồn lợi thiên nhiên khác.

Theo ông Nhân, việc hoàn thiện hệ thống đường kết nối Cần Giờ với Nhà Bè và nội thành, tạo nên trục đường xương sống; đưa điện về với Cần Giờ, chấm dứt tình trạng đèn dầu leo lét trước khi phủ kín toàn huyện vào năm 2015; xây đê chắn sóng khu vực Long Hòa, hay di dời gần 1.000 hộ dân xã Tam Thôn Hiệp sống trong rừng phòng hộ ra bên ngoài... cũng là những thành tựu đáng tự hào.

Theo người đứng đầu Thành ủy TP. HCM, để có được Cần Giờ như hôm nay là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo thành phố. Song song đó là sự sáng tạo, quyết tâm tự "cứu mình", tự vực dậy phát triển của người dân Cần Giờ.

Tuy nhiên, Cần Giờ hiện vẫn còn rất nhiều thách thức như vẫn là địa phương nghèo nhất thành phố, thu nhập người dân vẫn thấp (khoảng 40 triệu/người/năm). Hệ thống hạ tầng dù đã được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, trong khi nhân lực ít và chất lượng cũng hạn chế. Đặc biệt, để phát triển Cần Giờ, việc giải quyết xung đột giữa kinh tế và môi trường vẫn là một áp lực rất lớn.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Bùi Tá Hoàng Vũ nêu 4 điểm nghẽn khiến tiềm năng du lịch Cần Giờ vẫn chưa được đánh thức. Đó là hệ thống giao thông chưa thuận tiện, sản phẩm và dịch vụ còn hạn chế, cơ sở lưu trú còn ít, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn, nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu về kỹ năng phục vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp...

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, chưa bao giờ Cần Giờ có được cơ hội phát triển như hiện nay bởi nhiều chính sách, chủ trương trong phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển đã có sự đồng thuận từ trung ương. Trong khi đó, TP HCM cũng đang tăng trưởng nhanh, lực lượng lao động lớn và cùng trình độ cao nên đó là điều kiện tốt giúp Cần Giờ phát triển.

"Việc phát triển Cần Giờ đòi hỏi phải thực hiện khoa học, phát triển bền vững và gìn giữ tự nhiên. Những định hướng đưa ra như phát triển du lịch, hải sản, giao thông vận tải trên biển... nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được các nét văn hóa, tài nguyên", ông nói.

Sau ngày đất nước thống nhất, huyện Duyên Hải được thành lập từ quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên, thuộc tỉnh Đồng Nai với dân số khoảng 30.000 người. Kinh tế xã hội huyện Duyên Hải lúc này rất khó khăn, toàn huyện chỉ có 13 km đường, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy...

Tháng 11/1977, Tổng bí thư Lê Duẩn cùng Bí thư Thành ủy TP HCM lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt và Phó bí thư Nguyễn Thành Thơ có chuyến thực địa huyện Duyên Hải.

Tại chuyến đi này, huyện Duyên Hải được xác định là vị trí tiền tiêu của thành phố, không chỉ quan trọng về an ninh quốc phòng mà còn hướng tới khai thác tiềm năng phong phú của Biển Đông, bảo vệ con đường thủy quốc tế vào cảng Sài Gòn, mở con đường bộ từ nội thành về bờ biển và khôi phục rừng Sác Cần Giờ.

Ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải chính thức sáp nhập vào TP. HCM.

Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.