Ổn định - trọng tâm sách lược 'giải cứu' thị trường của Trung Quốc

Xuân Tuấn - 03/04/2020 08:16 (GMT+7)

Thời gian gần đây, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, bảo đảm tính lưu động của thị trường, các nước lần lượt đưa ra biện pháp “giải cứu” thị trường.

VNF
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo tờ Minh báo có quan điểm trung lập của Hong Kong (Trung Quốc), tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu đưa ra sáng kiến về biện pháp ổn định thị trường của Trung Quốc trong dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương) ngày 23/3 tuyên bố sẽ mua một lượng trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp không giới hạn và mở ba cơ sở mới để mua nợ của các công ty. 

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 26/3 ra tuyên bố nêu rõ, bắt đầu từ tháng 4/2020 cung cấp hỗ trợ tiền mặt mang tính lưu động không giới hạn trần đối với các cơ cấu tài chính trong nước trong vòng ba tháng. Trong khi đó, Trung Quốc tương đối thận trọng trên phương diện chính sách tài chính và tiền tệ.

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp về chính sách kinh tế quốc tế vĩ mô, bảo vệ tính ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.  

Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định, kiên định mở rộng cải cách mở cửa, nới lỏng tiêu chuẩn cho phép tiếp cận thị trường nước này, tiếp tục tối ưu hóa môi trường kinh doanh, mở rộng nhập khẩu và đầu tư đối ngoại, có những đóng góp cho duy trì ổn định kinh tế toàn cầu.

So sánh với cách trình bày của Trung Quốc trước đây, hiện nay phía Trung Quốc vẫn chưa có sự điều chỉnh lớn về chính sách kinh tế. Giới phân tích quốc tế cho rằng, cùng với tình hình dịch COVID-19 tại Trung Quốc cơ bản được ngăn chặn, Trung Quốc đang khôi phục hoạt động kinh tế bình thường, thị trường tài chính tương đối ổn định, vì thế Trung Quốc không cuốn theo trào lưu “bơm tiền” không giới hạn để cứu thị trường.  

Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với thực thể kinh tế là rất rõ ràng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã sớm đưa ra biện pháp nới lỏng ưu đãi tài chính, đồng thời định hướng hạ lãi suất của các ngân hàng cổ phần. 

Dự kiến, Trung Quốc sẽ còn hạ thấp lãi suất ở mức phù hợp vào thời điểm thích hợp, hạ thấp tiêu chuẩn cho vay nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng, tiếp tục tạo không gian chính sách để tiến hành điều chỉnh kết cấu kinh tế.

Trên phương diện kinh tế đối ngoại, Trung Quốc coi duy trì ổn định là nhiệm vụ hàng đầu. Cùng với mục tiêu ổn định chuỗi cung ứng, đối với nguyên liệu dược phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và vật tư phòng dịch mà thị trường thế giới đang có nhu cầu cấp bách hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cam kết tăng cường cung cấp. Trong khi đó, chính sách mở rộng cải cách mở cửa và mở rộng nhập khẩu không thay đổi.

Trên phương diện cùng đối phó đại dịch, ông Tập Cận Bình nêu rõ, sẵn sàng cùng các nước chia sẻ biện pháp hiệu quả trong ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, triển khai hợp tác nghiên cứu phát triển dược phẩm và vắc-xin, đồng thời cung cấp viện trợ theo khả năng đối với các nước mà có dịch bệnh lan rộng. 

Trên thực tế, sáng kiến này của Trung Quốc đã thực hiện ở khu vực Đông Á. Mới đây ngoại trưởng ba nước Trung - Nhật - Hàn đã tổ chức hội nghị trực tuyến đặc biệt về dịch COVID-19, trong đó bao gồm các vấn đề chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, thảo luận phương án hợp tác đối phó với đại dịch. 

Ngoại trưởng ba nước bày tỏ mong muốn sớm tổ chức hội nghị bộ trưởng y tế ba nước, tăng cường chia sẻ thông tin, triển khai hợp tác nghiên cứu phát triển dược phẩm và vắc-xin. Giới phân tích quốc tế cho rằng từ tháng 1 đến đầu tháng 2/2020, Nhật Bản và Hàn Quốc nhanh chóng viện trợ Trung Quốc, đến tháng cuối tháng 2 và tháng 3/2020, Trung Quốc tích cực vận chuyển vật tư liên quan cho Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Ba nước đã cho thấy những nỗ lực lớn trong việc bảo vệ hợp tác kinh tế thương mại và trao đổi con người cần thiết, bảo đảm ổn định chuỗi ngành nghề, chuỗi cung ứng để đối phó với đại dịch COVID-19.

Theo TTXVN Tại Hong Kong)
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

Cựu Tổng giám đốc Thuduc House và loạt đồng phạm được giảm án

(VNF) - Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM tuyên án đối với 24 trong tổng số 43 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm tại phiên xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP. HCM.

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.