Ôn cố tri tân: Nhìn lại cuộc cải cách tài chính quan trọng dưới thời vua Lê Dụ Tông

Bình An (sưu tầm) - 21/02/2021 09:17 (GMT+7)

Trong lịch sử các triều đại phong kiến của nước ta, Chính quyền Trung ương của các triều đại đã tiến hành nhiều cuộc cải cách, từ đổi mới kinh tế, văn hóa đến điển chế Hoàng gia. Tuy nhiên, các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng về Cải cách tài chính thì chỉ duy nhất có cuộc cải cách dưới thời trị vì của Hoàng đế Lê Dụ Tông mà người khởi xướng, điều hành là Hy Tổ Nhân Vương.

VNF
Ảnh minh họa

Cuộc cải cách toàn diện kinh tế - tài chính, xã hội diễn ra trong giai đoạn (1716-1729). Năm 1709, Hy Tổ Nhân Vương kế ngôi Vương, khi đó đất nước vừa kết thúc "tạm thời" giai đoạn nội chiến giữa các thế lực Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn, kéo dài hơn 100 năm, khiến đất nước rơi vào "khủng hoảng xã hội".

Hy Tổ Nhân Vương là chúa Trịnh Cương. Ông sinh năm 1686. Năm 1709 ngài được tiến phong Nguyên soái Tổng Quốc chính An Đô Vương, ngài băng hà ngày 28/11 (AL) năm 1729, được tôn phong là Nhân vương, miếu hiệu Hy tổ.

Chúa Trịnh Cương sinh hạ được 7 vương tử và 8 quận chúa, hầu hết đều sinh được nhiều con trai con gái.

Hy Tổ Nhân Vương nhận ra rằng để thay đổi và nâng cao đời sống xã hội, đưa đất nước thoát khỏi "bế tắc" thì vấn đề cần giải quyết lúc này là cải cách nền kinh tế, tài chính của đất nước.

Tư duy cải cách của Hy Tổ Nhân Vương được thể hiện trong bài “Phong niên vịnh”, viết năm 1721:

“Rút bớt những sự lộng lẫy, xa hoa.
Bỏ hẳn những việc phiền nhiễu, hà khắc.
Hiểu rõ đạo lý, răn đừng kiêu căng tự mãn và khuyên nên chuộng điều tiết kiệm.
Trước phải xén bớt của những kẻ có nhiều, thêm vào cho những người có ít...”

Trước hết, triều đình tiến hành "Biến pháp" gồm 10 điều nhằm chỉnh đốn kỷ cương phép nước và 2 biện pháp quản lý kinh tế lớn nhằm cải thiện bước đầu tình hình, nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước:

1. Mười điều nhằm chỉnh đốn kỷ cương phép nước gồm:

- Khẩn trương tu bổ đê điều.

- Chỉnh đốn lại việc học tập, thi cử. Việc thi cử bị nhiều loạn, con em nhà quyền thế thi đỗ rất nhiều, nên vào khoa thi năm 1726, Hy Tổ Nhân Vương lệnh các sĩ tử phải thi lại, kết quả đánh hỏng 28 người.

- Quản lý việc trị nhậm của các quan lại các tỉnh biên thùy xa xôi.

- Tha các tội nhân phạm tội nhẹ.

- Không tận thu thuế.

- Tạm dừng việc bắt phu làm việc.

- Xử lý nghiêm tội phạm phạm tội.

- Cứu đói cho dân nghèo, đói kém.

- Định lệ cứ ba năm khảo công một lần để định việc thưởng phạt.

- Cải thiện tình hình ngoại giao với triều đình Nhà Thanh.

2. Trong quản lý kinh tế.

- Tiến hành quy định lại thể lệ quân cấp công điền. Đo đạc ruộng đất trong dân gian, chia bổ ngạch thuế, để tạo sự cân bằng giàu nghèo.

- Nghiêm cấm quan lại lập trang trại. Khuyến khích người dân dân khai khẩn đất hoang.

Sau 7 năm thi hành các " Biến pháp" trên thì triều đình Lê - Trịnh bắt đầu tiến hành các giải pháp Cải cách tài chính, bao gồm 10 hạng mục:

1. Xóa bỏ phép binh lệ, làm lại sổ hộ, bỏ tên người đã chết, thêm số người đến tuổi vào sổ hộ để chịu thuế.

2. Định phép chia đều thuế khóa và tạp dịch cho cả dinh và điền.

3. Đánh thuế ruộng tư.

4. Thu thuế khai thác và tiêu thụ đồng, quế, muối.

5. Giảm bớt viên chức để giảm bớt chi lương bổng.

6. Thi hành phép đánh thuế tô (thuế ruộng), dung (thuế thân), điệu (thuế sai dịch).

7. Đặt thêm sở tuần ty ở các trấn để tận thu thuế thương nghiệp.

8. Thu thuế các loại thổ sản khác.

9. Thu thuế đất ở đô thị.

10. Định ra các thể lệ giảm, miễn thuế...

Ngoài các nội dung trong Cải cách tài chính, Hy Tổ Nhân Vương còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho cải cách như:

- Hạn chế việc uống rượu, người nào tự ý tụ hợp uống rượu sẽ bị trị tội, ai tố cáo cũng sẽ có thưởng.

- Tiến hành định phép khảo công đối với viên quan ở các trấn, ty để giáng hay thăng chức.

- Cho phép người dân được ca tụng hoặc chê bai việc tốt hoặc xấu của quan lại địa phương.

- Giải tán binh quyền trong quý tộc cao cấp vì “các thân thuộc họ Trịnh giữ binh quyền trọng đại quá e sẽ sinh biến”.

- Ra lệnh cấm đạo Kito, bắt những người theo đạo Kito phải cạo trán và khắc vào mặt 4 chữ: "Học Hà Lan đạo", thưởng cho những ai bắt được giáo sĩ đi giảng đạo.

Cải cách tài chính của Hy Tổ Nhân Vương đã đem lại một số thành quả là:

- Cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết được khó khăn về xã hội, ổn định được tình hình, củng cố được kỷ cương, trật tự xã hội sau nội chiến.

- Thúc đẩy quá trình tư hữu hóa ruộng đất, phát triển kinh tế hàng hóa tiền tệ, tăng cường thị trường nội địa để tạo tiền đề phát triển giao thương với ngoại quốc.

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đánh giá về giai đoạn trị vì của Hoàng đế Lê Dụ Tông (giai đoạn Hy Tổ Nhân Vương là người thực sự cai quản việc nước):

"Bấy giờ vua nối nghiệp thái bình, không biết việc đao binh, trong nước vô sự. Triều đình đặt nhiều việc pháp độ, kỷ cương rất hẳn hoi đầy đủ, các phương xa đến cống hiến và Trung Hoa trả lại đất đai. Thực là đời rất thịnh".

Tuy nhiên, sau này về già, Hy Tổ Nhân Vương đi tuần du không ngớt, vì thế cho xây dựng nhiều hành cung, bóc lột sức dân thậm tệ. Năm 1729, nước sông Hồng lên to, đê Cự Linh bị vỡ, nước tràn vào Cổ Bi, nhà cửa bị nước cuốn đi và đổ nát.

Hy Tổ Nhân Vương sai quân và dân sửa chữa đường sá, để phòng bị lúc đi du ngoạn. Nông dân bị thủy tai, cực khổ trăm bề mà còn bị bức ép lao dịch, oán thán không ngớt. Mầm mống diệt vong của họ Trịnh là từ đó.

Nhìn lại câu chuyện lịch sử trên đây để thấy rằng các vấn đề cơ bản của nền tài chính quốc gia thì thời nào cũng phải đối mặt. Nhưng chỉ khi nào các nỗ lực cải cách được đẩy mạnh, khi nào "pháp độ, kỷ cương" được tôn trọng và thực thi nghiêm túc, đầy đủ thì mới mong đất nước thịnh trị, thái bình, muôn dân được ấm no, hạnh phúc!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

Loạt dự án điện khí cả chục tỷ USD được khởi động trở lại

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Sau thời gian khó khăn, đến nay các dự án thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn với tổng số vốn lên đến 12 tỷ USD như các nhà máy I, II, III, IV,… đang được khởi động trở lại, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới".

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

Bất động sản châu Á hưởng lợi, EU ra phán quyết về tài sản của Nga

(VNF) - Bất động sản Trung Quốc "đóng băng" đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

NHNN thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

NHNN thực hiện nghiêm chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

(VNF) - NHNN yêu cầu SJC thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

Xe ăn khách Mercedes-Benz GLC dính nguy cơ cháy nổ

(VNF) - Tổng cộng có 1.776 xe Mercedes-Benz phải triệu hồi gấp để khắc phục lỗi cầu chì tiềm ẩn gây nguy cơ cháy nổ trên xe. Trong đó có dòng xe ăn khách GLC và C-Class.

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

HTL Việt Nam: Doanh nghiệp BĐS có 9 lao động, lãi đột biến gấp 15 lần

(VNF) - Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành địa ốc trong năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam vẫn có lãi 45 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ.

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

'Đế chế' nhà hàng của đầu bếp nổi danh Gordon Ramsay lỗ nặng

(VNF) - Theo tờ The Guardian, "đế chế" nhà hàng của Gordon Ramsay lỗ 3,4 triệu bảng Anh (4,2 triệu USD) vào năm 2023, tăng gấp 3 lần so với năm trước đó. Đầu bếp nổi tiếng cho biết các doanh nghiệp đang "đấu tranh để tồn tại" do giá thuê nhà và chi phí thực phẩm tăng cao.

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

Đón vốn phát triển bền vững: Cảnh báo vấn nạn 'tẩy xanh'

(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

Nguy cơ rửa tiền qua vàng: Mua bán phải xuất hoá đơn, tính chuyện cấm thanh toán tiền mặt

(VNF) - Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá vàng. Còn NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua, bán vàng miếng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

Jim Simons qua đời ở tuổi 86: Hành trình từ thiên tài toán học thành tỷ phú đầu tư

(VNF) - Nhà toán học lừng lẫy kiêm người sáng lập quỹ đầu cơ định lượng Renaissance Technologies, tỷ phú Jim Simons vừa được xác nhận đã qua đời ở tuổi 86.

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

Ngân hàng rao bán loạt bất động sản hàng trăm tỷ ở Đà Nẵng

(VNF) - Nhiều bất động sản có diện tích lớn ở Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng.