Nợ xấu tiềm ẩn ở mức 2 con số

TS. Vũ Đình Ánh - 03/01/2022 09:48 (GMT+7)

Thực ra con số tỷ lệ nợ xấu 8,2% (theo công bố của NHNN) chưa đáng lo ngại bằng nợ xấu tiềm ẩn, khi dòng vốn tín dụng “chảy nhầm” địa chỉ giữa bối cảnh tăng trưởng tín dụng tăng cao, gây nợ xấu trong thời gian tới.

VNF
Ảnh minh họa

Nguy cơ “xấu” chồng “xấu”

Nợ xấu tăng cao vậy mà tăng trưởng tín dụng năm 2021 ở mức tương đối ấn tượng 12,97%, đã gợi nên nhiều điều đáng lo. Theo NHNN, trong năm 2021 tín dụng vẫn tiếp tục chảy vào 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao.

Nhưng dư luận cũng đặt ra câu hỏi, liệu dòng vốn tín dụng có thực sự đổ vào 5 lĩnh vực ưu tiên hay đang đổ vào chứng khoán và bất động sản (BĐS)? Cụ thể, trong con số tăng trưởng tín dụng 2021 là 12,97%, tỷ lệ NH cho vay BĐS và chứng khoán là bao nhiêu? 

Từ nhiều năm qua, tỷ lệ cho vay đối với chứng khoán hầu như không được công bố công khai. Bên cạnh những con số công bố của NHNN, có lẽ con số của Tổng cục Thống kê (TCTK) khá bất ngờ. Thứ nhất, chỉ số tăng trưởng đầu tư vẫn tăng cao hơn năm ngoái, trong đó đầu tư của Nhà nước và vốn FDI lại giảm, lần lượt 2% và hơn 1%.

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư của tư nhân lại tăng, hiện chiếm khoảng 60% vốn đầu tư của toàn xã hội, chủ yếu từ nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng (TCTD), không phải vốn DN tự có. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư trong năm 2021 rất thấp, khi đưa lại tăng trưởng GDP chỉ ở mức 2,58%. Đây là bằng chứng cho thấy hiệu quả từ đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng (qua kênh gián tiếp NH cho DN vay) khá thấp. Và khi đầu tư hiệu quả thấp, tất yếu phát sinh thêm nợ xấu đối với các NH. 

Hiệu quả đầu tư của dòng vốn tín dụng thấp còn đặt ra câu hỏi, liệu dòng tiền này đã thực sự chảy vào sản xuất kinh doanh, hay đã “bẻ lái” sang lĩnh vực khác? Bằng chứng, thời gian qua thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng chưa từng có. Như vậy, dù chỉ là ở mức giả thiết, dư luận vẫn có thể nghĩ rằng dòng tiền của NH đang được DN dùng để đổ vào chứng khoán, nhưng với danh nghĩa vay để sản xuất kinh doanh?

Nếu đây là sự thực, vấn đề nợ xấu tiềm ẩn trong ngắn hạn sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay, thị trường BĐS và chứng khoán vẫn đang giữ đà tăng trưởng nên nợ xấu chưa xuất hiện, song khi 2 thị trường này vỡ bong bóng, nợ xấu sẽ tăng rất cao. 

Tỷ lệ nợ xấu 3,58% do NHNN công bố thoạt trông có vẻ ở mức thấp, bởi trong năm 2020 và 2021 NHNN áp dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Nếu thực hiện đúng theo nguyên tắc, tính đúng tính đủ, chắc chắn nợ xấu sẽ tăng ở mức 2 con số.

Và nếu năm 2022 vẫn áp dụng Thông tư 01, rất có thể tình hình nợ xấu sẽ bung ra. Vì thế, việc áp dụng Thông tư 01 chỉ mang tính giải pháp tình thế ngắn hạn nhằm ngăn nợ xấu tăng, đồng thời tạo điều kiện để DN có nợ xấu vẫn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tránh bị giải thể, phá sản. 

Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải đối mặt không phải nợ xấu hiện tại mà với nợ xấu tiềm ẩn. Bởi quy mô dòng vốn tín dụng bơm ra thị trường đã rất lớn, lên đến hàng triệu tỷ đồng, nếu các NH vẫn tiếp tục bơm tiền ra nền kinh tế, đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao, đồng nghĩa với nợ xấu tiềm ẩn sẽ tăng cao.

Ứng xử thế nào?

Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng cho vay sẽ trở thành nguy cơ “đầu độc” môi trường tài chính - tín dụng và cả nền kinh tế. Trong quá khứ, tỷ lệ nợ xấu vượt trên 10% suốt giai đoạn 2011-2017 do các nguyên nhân chủ quan từ các TCTD và người đi vay, lẫn khách quan từ khó khăn của nền kinh tế và rủi ro từ bong bóng BĐS, chứng khoán…

Cho nên, nỗ lực xử lý nợ xấu là nhiệm vụ không chỉ của các TCTD và NH, mà của toàn bộ hệ thống kinh tế - tài chính. 

Mặc dù hàng loạt cơ chế, chính sách đã được ban hành, song kết quả xử lý nợ xấu vẫn rất hạn chế do thiếu biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm, kịp thời và thông suốt. Cục nợ xấu không những không giảm, thậm chí có nguy cơ tăng cao trở lại, “đầu độc” môi trường tài chính - tín dụng do “chất thải” nợ xấu mới chủ yếu được “chôn lấp”, chưa được xử lý hữu hiệu để làm trong sạch môi trường, tạo điều kiện khơi thông dòng tín dụng với lãi suất phù hợp.

Vấn đề lúc này là tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý và thực thi trong xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu, theo hướng công nhận và khẳng định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ hợp pháp của người cho vay, trong khi vẫn đảm bảo quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ hợp pháp của người đi vay, nhằm tạo hành lang pháp lý xử lý các khoản nợ xấu có tài sản thế chấp chủ yếu là BĐS.

Cơ chế cho phép người cho vay thu hồi, nắm giữ và xử lý tài sản thế chấp để giải quyết nợ xấu sẽ khơi thông những ách tắc trong quá trình xử lý nợ xấu hiện nay, đồng thời giảm bớt gánh nặng lên các cơ quan pháp luật đối với những vụ việc liên quan. 

Luật Xử lý nợ xấu ra đời sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa các cơ quan chức năng, các địa phương trong xử lý nợ xấu, nhất là trong các khâu xử lý tài sản đảm bảo, định giá khoản nợ và tài sản đảm bảo...

Bên cạnh đó, tạo dựng thị trường mua bán nợ xấu có sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước, với định giá các khoản nợ xấu theo cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Theo đó, người bán nợ xấu có quyền định giá khoản nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, không bị ràng buộc bởi giá trị sổ sách của các khoản nợ đó, cũng như không phải chịu trách nhiệm nếu giá bán khoản nợ xấu nào đó dưới giá trị sổ sách. Người mua khoản nợ xấu cũng an tâm khi không còn bị quy trách nhiệm tiếp tay làm thất thoát tài sản của TCTD, thậm chí của Nhà nước.  

 

Theo SGGP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.