Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh: Chốt số 2023, cảnh báo 2024

Minh Dũng - 30/01/2024 11:03 (GMT+7)

(VNF) - Nợ xấu năm 2023 của nhiều ngân hàng tăng mạnh và đang có xu hướng đi lên. Nợ xấu đi lên buộc các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận ngân hàng bị ăn mòn.

VNF

Nợ xấu có xu hướng đi lên

Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong năm 2023 đang dần lộ diện. Nhiều nhà băng có tăng trưởng lợi nhuận tốt năm qua. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là gánh nặng và bào mòn lợi nhuận của nhiều ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng được phân loại theo tiêu chí thời gian quá hạn trả. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trên 3 tháng trở lên tương ứng với 3 nhóm: 3, 4 và 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn).

Theo báo cáo tài chính ở một số nhà băng đã công bố cho thấy nợ nhóm 3, 4 giảm nhưng nhóm 5 lại tăng mạnh. Đáng chú ý, một số ngân hàng có khẩu vị rủi ro thấp cũng ghi nhận nợ xấu tăng đều cả 3 nhóm.

Chẳng hạn, tại Saigonbank, tổng nợ xấu của ngân hàng này tính đến ngày 31/12/2023 là 404 tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm 2023. Song nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm đến 57% tổng số nợ xấu, với 232 tỷ đồng.

Tại BacABank, chất lượng nợ cho vay cũng kém hơn. Tổng nợ xấu đến cuối năm 2023 của nhà băng này đạt gần 916 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2022. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều gấp 4 lần đầu năm 2023. Điều này đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,55% đầu năm lên 0,92%.

Tại MSB, tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2023 là 4.280 tỷ đồng, cao gấp đôi đầu năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại MSB tăng từ mức 1,71% đầu năm lên 2,87% cuối năm 2023.

Còn tại PGBank, tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2023 của là 906 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần, nợ nghi ngờ gấp 2 lần đầu năm, còn nợ có khả năng mất vốn sụt giảm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm ở mức 2,56%.

Chất lượng nợ vay của TPBank đi lùi khi tổng nợ xấu tại ngày 31/12/2023 ghi nhận hơn 4.200 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Đáng chú ý, tất cả nhóm nợ xấu đều tăng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ mức 0,84% đầu năm lên 2,05%.

Chất lượng nợ vay tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) cũng xấu hơn. Đến cuối năm 2023, tổng nợ xấu BVBank là 1.913 tỷ đồng, tăng 35% so với cuối năm 2022. Trong đó, nhóm có khả năng mất vốn vượt nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của BVBank cũng tăng từ mức 2,79% lên 3,31%. 

Ngay tại ACB, ngân hàng có khẩu vị rủi ro cho vay thấp với định hướng hạn chế tham gia vào các mảng cho vay rủi ro cao, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng đều cả 3 nhóm. Cuối năm 2023, nợ xấu của ACB đạt 5.885 tỷ đồng, tăng 93% so với cuối năm 2022.

Tỷ lệ nợ xấu tại TPBank cũng tăng vọt. Năm 2022, nhà băng này từng nằm trong nhóm có chất lượng tài sản đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Nhưng đến cuối năm 2023, tổng nợ xấu tại TPBank đã lên 4.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ mức 0,84% đầu năm lên 2,05%.

Thậm chí, ngay cả các ngân hàng quy mô lớn, nợ xấu cũng có xu hướng đi lên.

Dữ liệu Wigroup cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu có xu hướng giảm xuống dưới 100%, thay vì luôn ở trên 100% như trước đây.

PGS TS Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP.HCM - cho rằng, xu hướng nợ xấu sẽ còn gia tăng và dự báo đạt đỉnh trong năm nay, nếu Thông tư 02/2023/TT-NHNN chính thức hết hiệu lực từ 30/6/2024. Đó là lý do ngành ngân hàng đặt trọng tâm kiểm soát nợ xấu lên hàng đầu trong năm nay.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tốc độ hình thành nợ xấu mới sẽ chậm lại và chi phí tín dụng được kiểm soát trong năm 2024.



Chi phí dự phòng tăng, lợi nhuận giảm mạnh

Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng đi lên buộc các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro. Điều này đã tác động lên kết quả kinh doanh và ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng.

BaoVietBank trích dự phòng rủi ro đến 91%, với 1.072 tỷ đồng, nên lãi trước thuế chỉ đạt gần 90 tỷ đồng.

Trong khi đó, Techcombank đã “gia cố bộ đệm” chi phí dự phòng rủi ro trong quý IV/2023 lên 1.634 tỷ đồng, tăng 136,5% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ở mức gần 18.200 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.

VietinBank đã tăng trích lập dự phòng và độ bao phủ nợ xấu, nên lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng năm 2023 chỉ hoàn thành chỉ tiêu, ở mức 22.500 tỷ đồng.

Năm 2023, ABBank trích lập 1.489 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, ngân hàng này chỉ đạt 513 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2023, trong khi kế hoạch xây dựng là 2.826 tỷ đồng.

Trong năm qua, BVBank tăng cường dự phòng rủi ro tín dụng 23% so với năm trước và tăng chi phí hoạt động 14% lên mức 1.407 tỷ đồng do mở rộng mạng lưới kinh doanh. Vì thế, ngân hàng này chỉ báo lãi trước thuế gần 72 tỷ đồng, giảm 84% so với năm trước và chỉ thực hiện được 14% mục tiêu đã đề ra là 502 tỷ đồng.

Năm 2023, BacABank tăng 42% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tương đương 195 tỷ đồng, lãi trước thuế đi ngang ở mức 1.036 tỷ đồng.

Tương tự, lợi nhuận trước thuế quý IV/2023 của MSB ghi nhận 607 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ và lũy kế cả năm đạt 5.830 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2022. Nguyên nhân lợi nhuận của MSB giảm là do ngân hàng này tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí dự phòng năm 2023 của MSB ở mức 1.647 tỷ đồng, tăng 244% so với năm 2022.

Còn TPBank năm qua cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng, gấp đôi so với 2022, ở mức hơn 3.900 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, TPBank lãi trước thuế 5.589 tỷ đồng, giảm 29% so với năm trước và mới chỉ thực hiện được 64% mục tiêu đã đề ra là 8.700 tỷ đồng.

VIB cũng chứng kiến sự sụt giảm trong lợi nhuận quý cuối năm 2023, chỉ đạt 1.902 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do VIB tăng cường trích lập dự phòng với mức trích lập gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, chi phí trích lập dự phòng của ngành ngân hàng gia tăng trong quý IV và cả năm 2023 là do áp lực nợ xấu tăng. Việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ bảo đảm xử lý các khoản nợ xấu tốt hơn. Điều này cho thấy các ngân hàng đã chủ động sử dụng nguồn lực nhằm bao phủ nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức quy định, đồng thời giảm áp lực dự phòng cho các năm tới, giảm tác động của nợ xấu trong tương lai.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh trong năm 2023.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

TP.HCM cần hơn 800 nghìn tỷ đồng để làm 510km metro

(VNF) - Dự kiến đến năm 2035, TP. HCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt (metro) gồm các tuyến số 1 (40,8km); số 2 (20,22/62,8km); số 3 (29,53/62,17km); số 4 (36,82/43,4km); số 5 (32,5/53,87km); số 6 (22,85/53,8km)...

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

Cận cảnh công trình gần 500m2 xây không phép ở Lotte Mart quận 7

(VNF) - 491m² mặt bằng mái Lotte Mart xây không phép và hàng loạt trường hợp vi phạm xây dựng khác tại quận 7, TP.HCM sẽ bị địa phương cưỡng chế tháo dỡ thời gian tới.

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

Ngân hàng rao bán Khách sạn Romance - TP.Huế hơn 127 tỷ để siết nợ

(VNF) - Khách sạn 4 sao có tên Romance, toạ lạc tại số 16 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, TP. Huế là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Doanh Ngân tại VietinBank Thừa Thiên - Huế vừa được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo bán đấu giá với 127,504 tỷ đồng.

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

Quản lý tài chính cho người độc thân trên 35 tuổi

(VNF) - Theo sự phát triển của xã hội, càng có nhiều người chọn cuộc sống độc thân thay vì lập gia đình có con. Không bị áp lực về gia đình con cái, liệu những người độc thân trên 35 tuổi cần lưu ý những điều gì về quản lý tài chính cá nhân khi đã bước sang tuổi 35?

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

TP. HCM: Gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống

(VNF) - Tại cuộc họp báo mới đây của TP. HCM, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng Phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, hiện nay TP. HCM có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu của nhà nước chưa bố trí, không có người ở.

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

Giá vàng vọt lên 90 triệu/lượng, SJC hướng đến lợi nhuận cao nhất 6 năm

(VNF) - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 15 triệu đồng/lượng. Giữa lúc vàng 'nóng bỏng tay', thương hiệu độc quyền vàng miếng SJC đề ra mục tiêu lãi 70 tỷ đồng sau thuế, mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Quảng Bình: Gọi đầu tư khu đô thị mới ven biển 466 tỷ đồng

Quảng Bình: Gọi đầu tư khu đô thị mới ven biển 466 tỷ đồng

(VNF) - Dự án Khu đô thị Hải Ninh 2 thuộc địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có diện tích sử dụng đất khoảng 205.920 m2, tổng mức đầu tư 466 tỷ vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình công bố danh mục dự án mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện.

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam: Đang đi nhanh nhưng cần 'xa lộ' lớn hơn

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam: Đang đi nhanh nhưng cần 'xa lộ' lớn hơn

(VNF) - Theo TS Cấn Văn Lực, Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu, đảm bảo điều kiện cần thiết cho phát triển ngân hàng số. Đồng thời, ban hành các quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Quỹ Đầu tư hạ tầng PVI mua toàn bộ lô trái phiếu của chủ đầu tư KCN Thủ Thừa

Quỹ Đầu tư hạ tầng PVI mua toàn bộ lô trái phiếu của chủ đầu tư KCN Thủ Thừa

(VNF) - Công ty cổ phần IDTT mới công bố kết quả phát hành thành công lô trái phiếu IDTCH2427001, tổng giá trị lô trái phiếu là 200 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu là 3 năm, Quỹ đầu tư Hạ tầng PVI mua 100% lô trái phiếu.

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.