Nợ xấu ngân hàng phình to, 'bộ đệm' dự phòng có theo kịp?

Minh Tâm - 05/08/2020 10:32 (GMT+7)

(VNF) - 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam hứng chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên với đỉnh điểm là lệnh cách ly xã hội toàn quốc trong tháng 4. Mặc dù đã có sự hỗ trợ của Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, bên cạnh đó, tác động tiêu cực đối với ngân hàng có độ trễ lớn hơn so với doanh nghiệp, nhưng nợ xấu ở các ngân hàng vẫn phình to rõ rệt.

VNF
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank cuối tháng 6/2020 lên đến trên 250%

Cụ thể, thống kê của VietnamFinance đối với 25 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 có đầy đủ thuyết minh (*) cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đã tăng 22% trong 6 tháng qua, từ mức trên 79.100 tỷ đồng lên mức trên 96.400 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ mức 1,44% cuối năm 2019 lên mức 1,7% kết thúc tháng 6/2020.

Trong số 25 ngân hàng trong diện thống kê, chỉ có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm, bao gồm: NamABank, SeABank, Techcombank và VPBank.

Tăng mạnh nhất là Kienlongbank khi vọt từ 1,02% lên 6,59%, do ngân hàng này ghi nhận khoản nợ xấu đột biến của nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là lượng lớn cổ phiếu STB. Kế đó là VietBank (tăng 0,56 điểm%), SHB (tăng 0,54 điểm%), VietinBank (tăng 0,54 điểm%), ABBank (tăng điểm 0,42%), VIB (tăng 0,41 điểm%), Eximbank (tăng 0,38%)...

Trên thực tế, việc tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở thời điểm này không đồng nghĩa với diễn biến nợ xấu ở các ngân hàng trên đang trở nên xấu hơn các ngân hàng khác. Trong một số trường hợp, đơn thuần là do lựa chọn của các ngân hàng, chẳng hạn muốn ghi nhận nợ xấu sớm hơn để giảm áp lực ghi nhận trong tương lai, hoặc ít nợ xấu tái cơ cấu theo Thông tư 01, hoặc do ưu tiên lợi nhuận nên chỉ dùng lượng ít dự phòng để xóa nợ xấu, do tỷ lệ nợ xấu đã quá cao nên trước mắt không để tăng mạnh thêm...

Hiện Kienlongbank đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong danh sách thống kê, tính đến hết tháng 6/2020. Tiếp đó là PGBank (3,07%), ABBank (2,73%), VPBank (2,61%), SHB (2,45%), VIB (2,37%), Saigonbank (2,27%)...

Mặc dù nợ xấu nội bảng tăng mạnh nhưng dự phòng rủi ro - "bộ đệm" vốn giúp xóa nợ xấu - cũng đang theo kịp khi tăng thêm 20% trong 6 tháng đầu năm, từ mức trên 69.000 tỷ đồng lên trên 82.600 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng cuối tháng 6/2020 giữ ở mức 86% (cuối năm 2019: 87%).

Tuy nhiên, đi sâu hơn, có sự phân hóa rất rõ rệt. Nhiều ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trong 6 tháng đầu năm 2020, như Kienlongbank (giảm 70 điểm%), VietinBank (giảm 39 điểm%), ACB (giảm 31 điểm%), ABBank (giảm 14 điểm%), LienVietPostBank (giảm 12 điểm%), HDBank (giảm 11 điểm%), SHB (giảm 10%).

Ở chiều ngược lại, Vietcombank tăng rất mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (thêm 75 điểm%). Kế đó là TPBank (tăng 15 điểm%), Techcombank (tăng 14 điểm%), NamABank (tăng 11 điểm%) và MB (tăng 11 điểm%).

Hiện Vietcombank đang dẫn đầu danh sách thống kê về tỷ lệ này với con số lên đến 254% (nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu hiện có thì ngân hàng đã "để dành" ra 254 đồng dự phòng tổn thất).

ACB, BacABank, MB, TPBank và Techcombank là các ngân hàng cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng trên 100%, lần lượt 144%, 122%, 121%, 113% và 109%.

Dưới 50% có các ngân hàng như: SeABank, ABBank, Saigonbank, PGBank và Kienlongbank.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao càng đảm bảo ngân hàng sẽ chống chịu tốt trong "cơn bão nợ xấu" sắp tới, lợi nhuận theo đó sẽ ổn định hơn bởi áp lực trích lập dự phòng ít hơn.

(*) Bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietBank, Vietcombank, VietinBank và VPBank (dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất, riêng HDBank và VPBank sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính riêng lẻ do dữ liệu hợp nhất chịu ảnh hưởng lớn bởi công ty tài chính tiêu dùng)

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra thị trường vàng ngay trong tháng 5/2024.

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

(VNF) - Một cơn bão địa từ với cường độ G5 - "cực mạnh" đã tấn công Trái đất vào ngày 10/5 (giờ Mỹ), tạo ra cực quang tại khu vực Bắc Mỹ nhưng đi kèm nguy cơ làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc.

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

(VNF) - Triển khai nhiều dự án bất động sản và năng lượng tái tạo lớn, trải dài khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam nhưng tình hình tài chính của Kosy đáng lưu ý khi lượng tồn kho liên tục ở mức cao,hàng nghìn tỷ..

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

(VNF) - Sau một năm tạm hoãn, Triển lãm Ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show 2024 sẽ quay trở lại vào tháng 10 tới đây. Đáng chú ý, năm nay nhiều thương hiệu như Mercedes, Lexus, Audi, BMW, Mini, Hyundai hay VinFast không tham dự.

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

(VNF) - Chỉ chưa đầy 5 năm, giá vàng miếng SJC tăng hơn 55 triệu đồng/lượng, hiện vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Với nhu cầu cao còn nguồn cung khan hiếm, ngưỡng 100 triệu đồng của giá vàng miếng SJC được dự báo không còn xa, khi giá vàng thế giới vào nhịp tăng mới.

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.