Ninh Bình: Kiểm tra loạt cây xăng dầu treo biển 'hết xăng', tạm đóng cửa

Quang Thân - 06/10/2022 13:40 (GMT+7)

(VNF) - Vừa qua, một số cây xăng, dầu trên địa bàn Ninh Bình treo biển "hết xăng" và tạm ngưng phục vụ khiến người dân gặp không ít khó khăn trong việc mua xăng dầu và thắc mắc về tình trạng này.

Việc nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình treo biển "hết xăng" trùng với thời điểm quy định giảm giá xăng dầu có hiệu lực trong chiều 3/10, khiến nhiều khách hàng thắc mắc và khó hiểu.

Ngay sau đó, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra, xác minh cho thấy, đa phần các đại lý treo biển "hết xăng" là do không dự trữ được nguồn hàng dồi dào, phần lớn các đại lý chỉ nhập nguồn hàng để bán trong một vài ngày, dẫn đến tình trạng hết hàng vào một số thời điểm nhất định. Đặc biệt là ngày gần với thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu theo quy định thì các đại lý nhập hàng rất hạn chế. 

Cây xăng dầu cầu Huyện (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư) treo biển hết xăng từ chiều ngày 3/10 đến sáng nay 4/10 vẫn chưa mở cửa lại.

Theo Cục QLTT Ninh Bình, việc các đại lý treo biển "hết hàng", "hết xăng" chỉ là sự trùng hợp sau thời điểm giảm giá chứ không có tình trạng găm hàng. Đến đầu giờ chiều 4/10, nhiều cửa hàng đã kịp thời nhập đủ nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu thị trường, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường trở lại.

Trước đó, không chỉ Ninh Bình, hàng loạt cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước cũng treo biển tạm nghỉ, dừng bán hàng với lý do đứt gãy nguồn cung, khó khăn về tài chính. 

Từ đầu năm đến nay, do thị trường thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quý II/2022, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối tăng mạnh lượng nhập khẩu. Sang quý III, giá xăng dầu thế giới “đảo chiều” giảm mạnh, trong khi nhiều doanh nghiệp nhập lượng xăng dầu lớn, với giá cao, dẫn đến bị thua lỗ khi giá trong nước điều chỉnh giảm mạnh theo giá thế giới. Để tiết giảm chi phí và thiệt hại, các doanh nghiệp phải giảm mức chiết khấu cho hệ thống phân phối.

Mặt khác, từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng cao nhưng để kiểm soát lạm phát, hạn chế mức tăng của những chi phí này, Bộ Tài chính chưa công bố điều chỉnh giá cơ sở do Nhà nước điều hành. Muốn duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có mức chiết khấu cho hệ thống phân phối xăng dầu.

Theo nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu, mức chiết khấu, hoa hồng bán hàng thấp, thu không đủ chi khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải “cõng” hàng loạt các khoản chi phí như tiền công lao động, bảo hiểm y tế, xã hội, chi phí vận chuyển,... cho nên nhiều cửa hàng xăng dầu rơi vào tình trạng càng bán càng lỗ. Muốn “cắt lỗ”, dừng hoạt động lại bị các cơ quan chức năng kiểm tra, yêu cầu bán hàng, không được phép đóng cửa. Để bảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, mức chiết khấu phải đạt ngưỡng 1.400 đồng đến 1.600 đồng/lít mới giúp doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động. Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện, doanh nghiệp sẽ rơi vào thua lỗ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan xem xét quyết định các chi phí hợp lý theo đúng quy định, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và quyền lợi của các bên liên quan.

Đánh giá về việc Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành xin ý kiến dự thảo nghị quyết của Quốc hội đề xuất giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, bao gồm cả xăng E5, E10 và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu đi-ê-den, dầu hỏa, dầu ma-dút, dầu nhờn và mỡ nhờn, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) khẳng định, việc đề xuất giảm thuế xăng dầu là cần thiết nhưng chưa đủ. Bộ Tài chính phải tháo gỡ bằng cách nâng chi phí kinh doanh định mức cho các thương nhân đầu mối, tính chi phí tạo nguồn từ nhà máy lọc dầu trong nước về các kho cảng xăng dầu,... Khi tính đúng, tính đủ, các doanh nghiệp đầu mối mới có cơ hội tăng thêm thù lao, chiết khấu, hoa hồng cho các đơn vị bán lẻ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.