Những toan tính đằng sau thương vụ 350 triệu USD mua lại nhà máy Nokia Bắc Ninh

Bạch Dương - 23/05/2016 10:55 (GMT+7)

Thời hoàng kim của Nokia đã qua, các ông chủ mới của Nokia liệu có thể đưa thương hiệu này lấy lại vị trí thống trị thế giới như trước đây.

Tập đoàn Microsoft đã chính thức bán mảng điện thoại thường giá 350 triệu USD cho FIH Mobile và HMD Global. Trước đây, khi mua lại mảng thiết bị Nokia, Microsoft đã giành được quyền sở hữu thương hiệu Nokia cho điện thoại tới năm 2024.

Theo một nguồn tin của VnExpress, trong thương vụ này HMD Global góp 20 triệu USD mua lại thương hiệu Nokia. Theo đó, HDM được phép tung ra thị trường các smartphone cũng như tablet Android trong trong vòng 10 năm với hương hiệu Nokia.

Còn phía FIH Mobile chi 330 triệu USD để sở hữu toàn bộ nhà máy Nokia tại Bắc Ninh. Giữa FiH Mobile, HMD và Nokia đang có sự hợp tác chặt chẽ, tuy nhiên mỗi bên lại đang có một toan tính riêng.

FIH Mobile thuộc Tập đoàn Công nghệ Hồng Hải (Foxconn), có trụ sở tại Đài Loan. Trước khi thương vụ được công bố, FIH Mobile đã đồng ý sản xuất dòng sản phẩm mẫu tablet N1 chạy Android với Nokia và HDM.

Như vậy, trong thương vụ này phía Foxconn đóng vai trò gia công, sản xuất, lắp ráp và phân phối các sản phẩm của HDM. Hãng này cũng ký kết với Nokia thoả thuận hợp tác thúc đẩy xây dựng việc kinh doanh toàn cầu cho các thiết bị di động và máy tính bảng thương hiệu Nokia.

Foxconn được thành lập năm 1974 tại Đài Loan với quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính. Hiện Foxconn có 100 công ty và chi nhánh trên thế giới. 

Năm 2013, Foxconn đạt doanh thu 130 tỷ USD, xếp số 30 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Tập đoàn chủ yếu gia công, lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử cho các hãng điện thoại, máy tính như Apple, Blackberry, Oppo, Xiaomi… Theo Nhật báo Phố Wall, hiện Foxconn đảm nhận sản xuất iPhone 6/6 Plus với lượng hơn 540.000 chiếc mỗi ngày.

Tháng 3/2007, tập đoàn bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh của Việt Nam. Hiện công ty đã có 3 nhà máy gia công các sản phẩm như: điện thoại cố định, tai nghe, thiết bị phát wifi…

Tập đoàn này từng tuyên bố sẽ đầu tư 5 tỷ USD vào Việt Nam, song cùng với sự chuyển dịch về dòng vốn và nhu cầu thị trường, Foxconn quyết định đầu tư ra nhiều nước khu vực thay vì tập trung vào một nước.

Giữa năm 2015, Foxconn đã bị tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại do chậm triển khai. Dự án có tổng vốn đăng ký 200 triệu USD trên nền diện tích khoảng 485ha, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008. Sau nhiều lần xin giãn tiến độ xây dựng nhà máy, Foxconn chính thức xin giải thể công ty tại Vĩnh Phúc trước thời hạn.

Việc chi một khoản tiền lớn mua lại Nokia Bắc Ninh là chiến lược giúp Foxconn tiếp cận luôn thị trường mà không phải tốn công thành lập mới.

Ngoài việc sản xuất các dòng sản phẩm mới mang thương hiệu Nokia trong thời gian tới, giới công nghệ Việt kỳ vọng đại gia này sẽ dần chuyển dây chuyền lắp ráp, sản xuất điện thoại sang Việt Nam. Các dòng điện thoại Việt nếu hoàn chỉnh về ý tưởng thiết kế, có thể thuê Foxconn ngay tại Việt Nam để sản xuất, phân phối mà không cần đặt mua các loại linh kiện hay đặt lắp ráp ở Trung Quốc như trước đây.

Trong khi đó, HDM Global là công ty tư nhân có trụ sở tại Phần Lan. Thương vụ này giúp hãng điện thoại lừng lẫy sau một thời gian "lưu lạc" có thể quay trở lại cố hương. HDM sẽ đầu tư hơn 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới để phục hồi thương hiệu Nokia và cho ra mắt các thiết bị mới trên thương hiệu này.

Kể từ sau khi thương hiệu Nokia biến mất, tại quê hương Phần Lan đã xuất hiện nhiều nhóm doanh nhân khởi nghiệp với hy vọng sẽ tạo ra sự thần kỳ giống như Nokia đã làm. HDM quy tụ được khá nhiều các nhân viên, kỹ sư cũ từng làm việc tại Nokia.

Người từng là quản lý cấp cao của Nokia và hiện là Giám đốc điều hành mảng di động tại Microsoft sẽ sang làm CEO cho HMD sau khi thương vụ hoàn tất. Ngoài ra, Florian Seiche, một giám đốc mảng di động của Microsoft cũng chuyển sang làm việc tại HDM. Về phía Nokia, hãng này cũng tích cực giúp đỡ HDM kế thừa các công nghệ, ưu điểm của  dòng sản phẩm thế hệ cũ của Nokia để áp dụng vào các sản phẩm mới.

Như vậy, sự kết hợp của 3 đại gia này nhiều khả năng tại Việt Nam các dòng sản phẩm của Nokia sẽ được hồi sinh.

Hiện trên thị trường đã lan truyền mẫu điện thoại mới mang thương hiệu Nokia. Sản phẩm được cho có màn hình lớn nhưng giá bán ở phân khúc tầm trung, chạy hệ điều hành Android khác với các thiết kế của Microsoft sau khi mua lại Nokia.

Sản xuất những chiếc điện thoại di động tạo nên cuộc cách mạng di động từ những năm 1990, song Nokia đã bị tụt hậu trong cuộc đua với các đại gia công nghệ như Apple, Samsung, HTC, Sony…

Thua lỗ lớn, năm 2014, Microsoft đã mua lại mảng sản xuất điện thoại kèm các bằng sáng chế của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Ông lớn công nghệ muốn cạnh tranh với Apple và Samsung trong mảng điện thoại thông minh. Sau khi mua lại nhà máy này, Microsoft đã nhiều lần cho biết chuyển các nhà máy ở Trung Quốc, Hungary, Mexico… tới Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một thương vụ đáng quên đi của Microsoft.

Nhà máy Nokia Việt Nam được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP, Bắc Ninh), nằm trên diện tích rộng 65.400m2 với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD. Nhà máy hiện tại chỉ sản xuất dòng điện thoại phổ thông, đi vào hoạt động từ tháng 6/2013.

Theo Theo VnExpress
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.