Những 'siêu phẩm' nào sẽ trình làng?

Minh Ý - 28/01/2023 23:38 (GMT+7)

(VNF) - Bất chấp điều kiện kinh tế và thị trường tiêu dùng không chắc chắn, thị trường hàng xa xỉ toàn cầu vẫn tăng trưởng vào năm 2022 và sẽ mở rộng hơn nữa cho đến năm 2030. Trong năm 2023, dự kiến một lượng hạn chế sản phẩm thuộc phân khúc sang và siêu sang sẽ được cho ra mắt, hứa hẹn làm “nức lòng” những người chơi hàng xa xỉ.

VNF
Mẫu xe điện Cadillac CELESTIQ

Phát triển mạnh mẽ dù kinh tế trì trệ

Theo ấn bản mới nhất nghiên cứu về hàng xa xỉ của Bain & Company–Altagamma, trong bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” như tình trạng lạm phát cao, chiến sự tại Ukraine, tác động do dịch Covid-19 gây ra tại Trung Quốc, thị trường hàng xa xỉ trên toàn cầu vẫn đang phát triển tốt trong năm 2022 và dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa trong năm mới 2023.

Ước tính từ nghiên cứu của Bain cho thấy lĩnh vực này sẽ đạt giá trị thị trường khoảng 1.400 tỷ EUR (1.485 tỷ USD) trong năm 2022, tăng 21% so với năm 2021, với 95% thương hiệu dự kiến tăng trưởng dương. Thị trường hàng xa xỉ cá nhân dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh 22% lên 353 tỷ EUR (374,6 tỷ USD) và còn tăng trưởng ít nhất 3-8% trong năm 2023. Đến năm 2030, giá trị thị trường dự kiến sẽ tăng lên khoảng 540 - 580 tỷ EUR, tăng từ 60% trở lên so với năm 2022.

Theo Bain, thị trường xa xỉ của Mỹ vẫn dẫn đầu về quy mô trong khi châu Âu đã vượt qua mức trước đại dịch nhờ nhu cầu địa phương và người mua sắm ở nước ngoài tăng lên. Trong quý III/2022, doanh số bán hàng của tập đoàn xa xỉ Kering ở Tây u tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng doanh thu toàn tập đoàn lên 5,14 tỷ EUR, trong khi LVMH và Hermès đạt mức tăng trưởng hai con số nhờ hoạt động mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ.

Các thị trường xa xỉ mới hơn cũng đã xuất hiện, bao gồm cả Đông Nam Á, mặc dù các khu vực này còn thiếu cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện mở rộng. Ở Nam Á, Ấn Độ là một quốc gia cần theo dõi chặt chẽ, với thị trường xa xỉ được dự báo sẽ tăng gấp 3,5 lần quy mô hiện nay vào năm 2030.

Về khách hàng, nghiên cứu của Bain cho thấy cơ sở người tiêu dùng của thị trường xa xỉ đang mở rộng, với 400 triệu người tiêu dùng vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 500 triệu vào năm 2030. Trong số đó, những người dùng thuộc thế hệ gen Z (sinh năm 1997 – 2012) và gen Alpha (sinh sau năm 2010) sẽ chiếm tới 1/3 tổng số người dùng cho tới năm 2030.

Nhận xét về các xu hướng và chủ đề quan trọng đối với ngành công nghiệp xa xỉ cho đến năm 2030, Federica Levato, đối tác tại Bain & Company, đồng thời là lãnh đạo mảng Thời trang và Hàng xa xỉ EMEA của công ty, cho biết: “Trong lộ trình đến năm 2030 , các thương hiệu xa xỉ sẽ cần tận dụng vị trí tiên phong về văn hóa và sự xuất sắc đang trỗi dậy của mình để vượt qua những thách thức phía trước và định hình lại thế giới. Giống như cách họ đã làm gần đây thông qua các sản phẩm xuất sắc và sự gắn kết lấy con người làm trung tâm, giờ đây họ phải giải quyết các ưu tiên mới về ESG, chuỗi sáng tạo, công nghệ & dữ liệu. Những lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội cho các thương hiệu cao cấp”.

Phân khúc xe hơi hạng sang

Lĩnh vực xe hơi, nhìn chung, thường không được xếp vào danh mục xa xỉ phẩm hay thuộc ngành công nghiệp hàng xa xỉ. Tuy nhiên, phân khúc xe hơi hạng sang lại là một ngoại lệ đặc biệt, do có những đặc điểm tương đồng về hệ số giá cả, lợi ích đầu tư và đối tượng khách hàng tương tự với những ngành hàng xa xỉ.

Trong bản dự báo thị trường xe hơi hạng sang trong giai đoạn 2023 – 2028 của tập đoàn IMARC, quy mô thị trường ô tô hạng sang toàn cầu dự kiến sẽ đạt 424,5 tỷ USD vào năm 2022. Trong tương lai, Tập đoàn IMARC kỳ vọng thị trường sẽ đạt 565,6 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 4,9% trong giai đoạn 2023-2028.

Một trong số những “ứng cử viên” hàng đầu sẽ được ra mắt trong năm mới là chiếc xe điện được chế tạo thủ công của thương hiệu Cadillac, mẫu sedan fastback Celestiq. Theo Tech Crunch, GM sẽ trang bị cho Celestiq những tính năng và công nghệ mới, đẩy mức giá vượt xa các mẫu Cadillac khác. Mẫu sedan chạy điện hoàn toàn sẽ có thiết lập dẫn động bốn bánh, động cơ kép, công suất 600 mã lực, có thể tăng tốc từ 0 – 95km/h chỉ trong 3,8 giây.

Cadillac ước tính rằng chiếc sedan có thể đi được quãng đường 482km khi sạc đầy pin và cho biết nó sẽ được trang bị hệ thống sạc nhanh DC 200 kW có khả năng đi thêm 125,5km trong 10 phút. Cadillac cũng cho biết Celestiq sẽ được trang bị công nghệ Super Cruise mới nhất, hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến của GM, gần với khả năng tự lái trong thực tế nhất hiện nay.

Celestiq dự kiến sẽ được xuất xưởng vào cuối năm 2023 theo hình thức đặt trước. Và do được thiết kế thủ công theo yêu cầu của khách hàng, Cadillac sẽ sản xuất không quá 2 xe mỗi ngày, với mức giá dự kiến ban đầu từ 300.000 USD. Tại các đại lý của Cadillac, sẽ có 1 nhân viên hướng dẫn giúp khách hàng lựa chọn các tùy chỉnh về màu sắc và chất liệu, lưu danh sách chờ.

Ngoài Cadillac, Rolls-Royce cũng là một trong những hãng xe dự kiến sẽ cho ra mắt xe điện hạng sang trong quý IV/2023. Hãng này đã thông báo cho ra mắt Spectre, chiếc “siêu coupe chạy điện cực kỳ sang trọng” cỡ lớn, với giá từ 400.000 -560.000 USD. Dữ liệu sơ bộ từ Rolls-Royce cho thấy Spectre dự kiến sẽ có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 520 km và cung cấp mô-men xoắn 664 lb-ft, dự đoán sẽ đạt vận tốc 100 km/h trong 4,5 giây. Như mọi chiếc Rolls-Royce khác, Spectre vẫn được đầu tư vào những chi tiết xa xỉ, ví dụ như chi tiết trang trí trên mui xe Spirit of Ecstasy được điều chỉnh bằng khí động học. Bên trong, các tính năng đặt làm riêng bao gồm Cửa ánh sao, kết hợp 4.796 “ngôi sao” được chiếu sáng dịu nhẹ. Cửa xe khách cũng có thể được đặt với “phông nền” bằng gỗ Canadel, “lấy tên từ vịnh nhỏ ở miền Nam nước Pháp”.

Mặt hàng đồng hồ xa xỉ

Giá đồng hồ đã thay đổi rất nhiều vào năm 2022. Sau nhiều năm tăng trưởng chóng mặt, phân khúc cao cấp của thị trường đồng hồ hiện đang trải qua một cuộc kiểm tra thực tế, khi một số mẫu đồng hồ ưu tú như Rolex Daytona , Patek Philippe Nautilus và Audemars Piguet Royal Oak, vốn được bán với giá “trên trời”, đã bắt đầu “chạm đất”.

Nhìn chung, do những biến động kinh tế trên toàn thế giới, giá đồng hồ không còn như một năm trước. Ngay cả những hãng đồng hồ lớn trên thế giới cũng rất hạn chế ra mắt các sản phẩm mới trong giai đoạn 2020 – 2022. Do đó, vào năm 2023, thị trường đồng hồ xa xỉ thứ cấp (đã qua sử dụng) dự kiến sẽ chiếm ưu thế hơn so với những sản phẩm mới được ra mắt, nhờ sức nóng được duy trì của các mẫu đồng hồ kinh điển đã được nhiều người biết tới.

Tính tới thời điểm hiện tại, chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới thuộc về thương hiệu Graff, với mẫu Graff Diamonds Hallucination, được rao bán với giá cao “ngất ngưởng” 55 triệu USD vào thời điểm ra mắt năm 2014. Nổi bật với một dãy kính vạn hoa gồm 110 carat kim cương có màu sắc khác nhau trong một loạt các vết cắt khác nhau, được đặt thành một chiếc vòng tay bạch kim, The Hallucination mang đến tính thời trang cao cho thế giới đồng hồ đeo tay. Chiếc đồng hồ này là đỉnh cao của hàng nghìn giờ làm việc của một nhóm các nhà thiết kế, nhà đá quý và thợ thủ công lành nghề. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.