Những ‘nút thắt’ chờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể 'ra tay'

Đinh Tịnh - 24/01/2020 12:39 (GMT+7)

(VNF) - Sau 3 năm nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) rất nỗ lực khi dẫn đầu các Bộ ngành trong cải cách thủ tục hành chính; mạnh dạn huỷ kết quả đấu thầu quốc tế Bắc – Nam dành quyền thi công về nhà thầu nội; tăng tốc giải ngân 30.000 tỷ đồng trong năm 2019... Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, còn nhiều thách thức đón chờ vị Tư lệnh ngành giao thông.

VNF

VietnamFinance xin đặt một số mục tiêu mà ông Nguyễn Văn Thể cần phải làm trong nghiệm kỳ để “lấy phiếu” tín nhiệm từ nhân dân, Chính phủ.

Phải triển khai thu phí không dừng trong năm 2020

Rõ ràng, việc “lụt” tiến độ thu phí không dừng (ETC) cho thấy sự thiếu quyết liệt từ Bộ GTVT và các Bộ ngành.  Nên nhớ, Bộ GTVT đã bắt đầu triển khai ETC từ năm 2014, thậm chí Thủ tướng Chính phủ đã ra “tối hậu thư” đến cuối năm 2019 phải hoàn thiện, thống nhất sử dụng ETC trên toàn tuyến cao tốc và quốc lộ 1.

Thế nhưng, Bộ GTVT đã không hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng giao, dù có một số lý do khách quan như Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) (đơn vị quản lý 5 tuyến cao tốc) chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Trong khi phân cấp, phân quyền giữa Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa rõ ràng…

Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính đẫn đến dự án thu phí không dừng bị chậm trễ.

Năm 2020, “bài toán” hoàn thiện hệ thống thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 áp dụng đồng bộ 93 trạm thu phí gồm: 82 trạm trên các tuyến quốc lộ và 11 hệ thống thu phí kín trên các tuyến cao tốc đang chờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải quyết.

Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Một trong những tâm điểm mà 3 nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ GTVT gần đây “nợ” với người dân Thủ đô đó là sớm hoàn thiện tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh – Hà Đông, với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, chắc chắn đây cũng là “nút thắt” khiến ông đau đầu nhất.

Dự án đã thi công từ chục năm nay với gần chục lần “thất hứa” về đích từ Tổng thầu EPC Trung Quốc khiến người dân nản lòng. Mốc hẹn từ tháng 9/2016, rồi đến tháng 10/2017, tháng 12/2017, rồi dời sang 9/2018, rồi tháng 6/2019 và đến nay là “vô thời hạn”…

Thủ tướng Chính phủ nhiều lần sốt suột với dự án này thậm chí yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT nếu cần phải sang Trung Quốc để đàm phán về dự án này. Đây có lẽ là điểm nghẽn lớn nhất mà Bộ GTVT không thể có câu trả lời cuối.

Bao giờ khởi công Nhà ga T3, Tân Sơn Nhất

Khác với ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông, dự án T3, Tân Sơn Nhất hoàn toàn trong tầm kiểm soát của Bộ GTVT trong nhiều năm qua vẫn… nằm chờ. Trong khi nguồn vốn không thiếu, các đơn vị cả nhà nước và tư nhân đều tha thiết xin thực hiện dự án, nhưng không hiểu sao đến giờ này nhà ga T3, Tân Sơn Nhất vẫn chưa thể khởi công.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, từ năm 2010, Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (sau đây gọi tắt là Vietstar) đã dày công chuẩn bị nguồn đất, nguồn vốn, lập quy hoạch, thiết kế chi tiết Nhà ga hàng không lưỡng dụng T3 nhằm giảm tải, tăng công suất thông qua cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Đơn vị này đã chuẩn bị khu đất sạch 10.000m2, đồng thời đã được sự đồng ý của Bộ Quốc Phòng, Bộ GTVT, thậm chí, tháng 6/2016, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa có văn bản 6856/BGTVT-KHĐT đề nghị Bộ Quốc phòng sớm chấp thuận chủ trương và yêu cầu Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ga lưỡng dụng, phấn đấu khởi công trong năm 2016-2017.

Nhà ga lưỡng dụng trên cho phép đón 9-10 triệu lượt khách/năm (giai đoạn 1), chi phí trên 2.000 tỷ đồng và hoàn toàn trùng khớp với phương án của tư vấn Pháp ADPi đề xuất với Chính phủ đầu năm 2018. Trùng khớp đến từng vị trí nhà ga, công suất nhà ga, từng đường giao thông kết nối khu sân bay mới với thành phố.

Tuy nhiên, không hiểu sao đến nay Bộ GTVT vẫn “trái lệnh” Thủ tướng và phủ nhận phương án của tư vấn Pháp ADPi và nhất quyết đề xuất giao Nhà ga T3, Tân Sơn Nhất cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ngoài ra còn “nhồi” dự án chỉ nằm trong khu đất 16ha (nơi mà còn nhiều đơn vị quân đội nên rất khó giải phóng mặt bằng). Hơn nữa, chi phí xây dựng nhà ga do ACV dự định lên tới 11.000 tỷ đồng.

Đây là bài toán mà Bộ trưởng Bộ GTVT cần giải thích rõ trước dư luận.

Đường thuỷ đồng bằng sông Cửu Long chưa phát huy thế mạnh

Trong lý lịch, ông Nguyễn Văn Thể xuất thân trong một gia đình nông dân tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ông có nhiều năm làm việc và cống hiến tại Đồng Tháp trước khi về làm Thứ trưởng Bộ GTVT sau đó lại về làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng.

Dù có rất nhiều thời gian gắn bó với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và rất quan tâm đến việc khơi thông luồng tuyến đường thuỷ khu vực này, nhưng trong 3 năm qua những tai tiếng từ “quỹ đen đường thuỷ” đến sự lục đục về cán bộ nhân sự tại Cục này một phần cũng là nguyên nhân khiến đường thuỷ nội địa ‘tụt hậu’ so với các loại hình khác. Ngoài ra, đầu tư cho đường thuỷ quá “nhỏ giọt” chỉ chiếm 1% tổng vốn ngành giao thông, trong khi đường bộ là 80%, hàng hải là 13%.

Nên nhớ, đường thuỷ khu vực “đất chín rồng” đóng vai trò to lớn với các tuyến giao thông thủy dày đặc, nhưng lại không đồng cấp, nhất là về độ sâu.

Ví dụ, tuyến giao thông thủy huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh vùng ĐBSCL phải qua kênh Chợ Gạo, nhưng tuyến kênh này vẫn chưa đảm bảo về chiều rộng cho các phương tiện đi lại với số lượng ngày càng tăng. Đến nay, mặc dù đã được hoàn thành nâng cấp mở rộng giai đoạn I, nhưng vẫn cần tiếp tục nâng cấp giai đoạn II mới đáp ứng được yêu cầu.

Số cảng, bến thủy nội địa tuy nhiều, nhưng phần lớn trang thiết bị bốc xếp hàng hóa chưa được đầu tư hiện đại hóa, chưa đồng bộ, nên năng lực bốc dỡ hàng hóa thấp; nhiều bến cảng thiếu đường bộ kết nối.

Do những nguyên nhân trên, lượng hàng qua cảng những năm gần đây nói chung thấp, dao động trong khoảng 6,5 - 8,5 triệu tấn/năm. Gần 80% hàng hóa của Vùng vẫn phải tiếp chuyển qua các cảng Đông Nam Bộ.

Sửa cầu Thăng Long không “mắc cỡ” với dân

Đó chính là điều Bộ trưởng Bộ GTVT tự nói trong buổi kiểm tra sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu Thăng Long.

Dự án chỉ dài 4km nhưng trong 10 năm qua Bộ GTVT cũng như các chuyên gia đầu ngành đều bó tay vì chưa thể sửa chữa dứt điểm.  “Nếu không sửa được cầu Thăng Long thì cả ngành Giao thông mắc cỡ với dân. Chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư ở các viện, đơn vị mà mặt cầu Thăng Long sửa chữa không xong”, Bộ trưởng Thể nói.

Nên nhớ, năm 2020, tuyến cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long sẽ hoàn thành và cho phép chạy 80km/h kết nối với cầu Thăng Long. Vì thế, trong năm 2020, nhiệm vụ lớn là phải sửa chữa dứt điểm mặt cầu Thăng Long và ổn định mặt cầu trong 5 năm tới. Đó là lời hứa và cũng là trách nhiệm của vị Tư lệnh ngành giao thông vận tải.

Xem thêm:https://vietnamfinance.vn/di-doi-ga-duong-sat-ra-khoi-noi-do-dung-sua-sai-bang-mot-cai-sai-lon-hon-20180504224233357.htm

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.