Những công ty vạn tỷ của AEON đã kiếm bộn tiền tại Việt Nam như thế nào?

Ái Châu Tử - 03/09/2021 01:58 (GMT+7)

(VNF) – Tại Việt Nam, tập đoàn AEON của Nhật Bản đã lập ra ít nhất 2 công ty có quy mô tài sản hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH AEON Việt Nam có doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

VNF
Những công ty vạn tỷ của AEON đã kiếm bộn tiền tại Việt Nam như thế nào?

Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản. AEON hiện có 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản.

Tại Việt Nam, AEON chính thức bắt đầu hoạt động từ năm 2009 dưới hình thức văn phòng đại diện; tới năm 2011 thì thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam để đầu tư các hoạt động xây dựng, tổ chức, quản lý, kinh doanh trung tâm thương mại, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị hiện đại. Năm 2013, AEON tiếp tục thành lập Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam.

Đến nay, AEON đã có 6 trung tâm mua sắm – trung tâm bách hóa tổng hợp tại Việt Nam gồm: Tân Phú Celadon, Bình Tân (TP. HCM), Bình Dương Canry (Bình Dương), Long Biên, Hà Đông (Hà Nội) và Hải Phòng Lê Chân (Hải Phòng). Tập đoàn này cũng đang xúc tiến đầu tư các trung tâm thương mại/siêu thị tại nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

AEON Việt Nam: Doanh thu nghìn tỷ, lãi trăm tỷ mỗi năm

Tài liệu của VietnamFinance cho thấy Công ty TNHH AEON Việt Nam được thành lập ngày 7/10/2011, trụ sở tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. HCM. Người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc hiện nay là ông Furusawa Yasuyuki, sinh năm 1972, quốc tịch Nhật Bản, vừa nhậm chức tháng 4/2021, thay thế cho người đồng hương là ông Yasuo Nishitohge, sinh năm 1967.

Thời điểm năm 2015, AEON Việt Nam có vốn điều lệ 5.165 tỷ đồng, do tập đoàn AEON CO., LTD (Nhật Bản) sở hữu 100%. Người đại diện theo ủy quyền là ông Oyama Nagahisa (ngày đại diện phần vốn là 5/9/2011).

Năm 2019, AEON thay đổi người đại diện theo ủy quyền, gồm: Tsutomu Motomura, Fumio Seo, Katsuhiko Natori, Hiroaki Sasamori, Naohisa Saeki (mỗi người 774,7 tỷ đồng) và Yasuo Nishitohge (1.291 tỷ đồng).

Năm 2020, danh sách  người đại diện theo ủy quyền của AEON ghi nhận 2 người Việt Nam là bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ (thường trú phường 10, quận 11, TP. HCM, số tiền 516,5 tỷ đồng) và ông Lưu Hồng Phước (thường trú xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM, số tiền 516,5 tỷ đồng).

4 người đại diện theo ủy quyền khác là người Nhật Bản gồm: Soichi Okazaki (1.549,5 tỷ đồng), Fumio Seo (516,5 tỷ đồng), Hiroaki Sasamori (516,5 tỷ đồng) và Yasuo Nishitohge (1.549,5 tỷ đồng).

Danh sách người đại diện theo ủy quyền một lần nữa được thay đổi vào tháng 5/2021, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ và ông Lưu Hồng Phước vẫn ở trong danh sách này với số tiền không đổi.

Về tình hình tài chính của AEON Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản công ty tăng lên rất đáng kể, lần lượt là 7.428 tỷ đồng, 7.667 tỷ đồng, 9.775 tỷ đồng và 10.434 tỷ đồng. Tính chung 4 năm, tài sản đã tăng hơn 40%.

Phần lớn tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu, tăng từ 4739 tỷ đồng (2016) lên 5.462 tỷ đồng (2019), tương đương tăng 15%.

Nợ phải trả có tốc độ tăng nhanh hơn, từ 2.689 tỷ đồng lên 4.972 tỷ đồng, tương đương tăng 85%. Dù vậy, nợ phải trả vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu, cho thấy sự an toàn tài chính của công ty này.

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của AEON Việt Nam tăng rất mạnh mẽ, từ 3.883 tỷ đồng lên 5.135 tỷ đồng, lên tiếp 5.734 tỷ đồng rồi đạt tới 6.533 tỷ đồng.

Biên lãi gộp khá cao và liên tục được cải thiện qua các năm, lần lượt là: 23,6%, 24,3%, 24,6% và 26,4%. Tương ứng, lãi gộp các năm là: 919 tỷ đồng, 1.251 tỷ đồng, 1.415 tỷ đồng và 1.734 tỷ đồng. Nhìn chung 4 năm, lãi gộp đã tăng trưởng tới 88,6%.

Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của AEON Việt Nam trong cùng giai đoạn cũng khá cao, trong đó mức tăng mạnh mẽ nhất diễn ra vào năm 2017, từ 54 tỷ đồng (2016) lên 225 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 4 lần.

Năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng thêm 12%, lên 252 tỷ đồng trước khi giảm nhẹ xuống 245 tỷ đồng vào năm 2019.

AEONMALL Việt Nam: 5 năm, vốn điều lệ tăng gấp 37 lần, lãi tăng mạnh

Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam được thành lập ngày 10/1/2013, trụ sở ban đầu đóng tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, tới năm 2016 thì dời sang phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.

Dù ra đời sau AEON Việt nam 2 năm, song AEONMALL Việt Nam mới là công ty được rót vốn mạnh mẽ. Thống kê của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2015 – 2021, AEONMALL Việt Nam đã tăng vốn tới 8 lần (1 lần giảm vốn), đưa vốn điều lệ từ 317 tỷ đồng lên 11.825 tỷ đồng, tăng gấp 37 lần.

Cụ thể, tháng 11/2015, công ty tăng vốn từ 317 tỷ đồng lên 360,7 tỷ đồng. Tháng 4/2017, vốn điều lệ được tăng mạnh lên mức 4.750 tỷ đồng. Tháng 9 cùng năm, công ty giảm vốn xuống 1.806 tỷ đồng song tới tháng 11 lại tăng lên 5.589 tỷ đồng.

Tháng 6/2018, công ty tiếp tục tăng vốn lên 6.452 tỷ đồng rồi tháng 4/2020 tăng tiếp lên 10.893 tỷ đồng.

Chỉ 2 tháng sau đó, công ty tăng vốn lên 11.303 tỷ đồng; tháng 5/2021 tăng tiếp lên 11.488 tỷ đồng. Và tới tháng 6/2021, vốn điều lệ được chốt ở mức 11.825  tỷ đồng.

Ban đầu, ông Yukio Konishi (sinh năm 1951, quốc tịch Nhật Bản) làm CEO của công ty, tuy nhiên tới năm 2016, chức CEO được chuyển cho chủ tịch HĐTV Iwamura Yasutsugu (sinh năm 1966, quốc tịch Nhật Bản) kiêm nhiệm.

Mãi tới tháng 3/2020, ông Iwamura Yasutsugu mới thôi kiêm nhiệm CEO để nhường lại vị trí này cho ông Nakagawa Tetsuyuki (sinh năm 1968, quốc tịch Nhật Bản).

Trong suốt quá trình tăng vốn nêu trên, danh sách người đại diện được ủy quyền của AEONMALL Việt Nam thay đổi liên tục. Danh sách cuối cùng được ghi nhận vào tháng 6/2021 gồm các ông: Kawabata Shinya, Hiroshi Yokoyama, Fumihiko Endo và Nakagawa Tetsuyuki (mỗi người 2.956 tỷ đồng).

Do tăng vốn mạnh mẽ, quy mô tài sản của AEONMALL Việt Nam phình ra rất nhanh trong giai đoạn 2016 – 2019, từ 389 tỷ đồng lên 11.516 tỷ đồng. Quy mô tài sản này lớn hơn AEON Việt Nam khoảng 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên vốn điều lệ của AEON Việt Nam chỉ bằng một nửa AEONMALL Việt Nam.

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2019, AEONMALL Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu thuần, tăng đều đặn qua các năm, lần lượt là: 419 tỷ đồng, 599 tỷ đồng, 635 tỷ đồng và 765 tỷ đồng. Tính chung 4 năm, doanh thu thuần đã tăng trưởng 82%, trong đó mức tăng mạnh nhất diễn ra vào năm 2017 (tăng 43%).

Diễn biến đồng pha với doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của AEONMALL Việt Nam cũng tăng mạnh trong cùng giai đoạn, từ 3,3 tỷ đồng lên 53 tỷ đồng, lên tiếp 74 tỷ đồng rồi đạt 137 tỷ đồng. Như vậy, trong 4 năm, lợi nhuận gộp đã tăng gấp 41 lần. Tương ứng, biên lãi gộp cải thiện từ mức 0,007% (2016) lên 17,9% (2019).

Về lợi nhuận sau thuế, ngoại trừ năm 2016 lỗ 46 tỷ đồng, các năm sau đó, AEONMALL Việt Nam liên tục có lãi với mức lãi tăng trưởng tính bằng lần, đạt: 8,4 tỷ đồng (2017), 27 tỷ đồng (2018) và 55, 5 tỷ đồng (2019). Như vậy, trong giai đoạn 2017 – 2019, lãi sau thuế của công ty đã tăng gấp 6,6 lần.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.