Những CEO ấn tượng năm 2020

Thiên Bảo - 30/12/2020 10:03 (GMT+7)

Năm 2020 được xem là một năm kỳ lạ và đầy biến động của thế giới. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bị tê liệt, hoạt động thương mại gián đoạn, nền kinh tế toàn cầu bị bao phủ trong sắc tối.

Tuy nhiên, cũng chính trong những thời điểm khó khăn này đã xuất hiện những CEO tài năng, khéo léo dẫn dắt doanh nghiệp “lướt” trên những cơn sóng dữ. ĐTTC điểm qua những gương mặt ấn tượng của năm 2020.

Viên Chinh - Thời thế tạo anh hùng

Để ngăn ngừa virus corona lây lan, các quan chức y tế đã yêu cầu mọi người duy trì khoảng cách tối thiểu 2m. Các doanh nghiệp cũng yêu cầu nhân viên của họ làm việc từ xa và Zoom, nền tảng hội họp trực tuyến đã trở thành công cụ đắc lực giúp duy trì các hoạt động của các doanh nghiệp trong thời kỳ giãn cách xã hội. 

Zoom là một nền tảng kết nối, gọi điện thoại và hội họp trực tuyến được thành lập vào năm 2011 bởi Viên Chinh (Eric Yuan), một cựu kỹ sư người Mỹ gốc Hoa, đã từng có thời gian hoạt động tại Tập đoàn viễn thông Cisco. Câu chuyện về sự thành công của Zoom trong suốt thời kỳ giãn cách chính là bảo chứng về “giấc mơ Mỹ” vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Viên Chinh chia sẻ điều thôi thúc ông đến nước Mỹ chính là sự bùng nổ của internet vào giữa những năm 1990, đây chính là nền tảng cho sự phát triển của tương lai.

Đến năm 2011, Viên Chinh rời khỏi Tập đoàn Cisco thành lập Zoom, giữa lúc thị trường đã “chật cứng” những nền tảng tương tự như Skype, Yahoo… Tuy nhiên, Viên Chinh cho rằng hầu hết những người sử dụng các dịch vụ khác đều cảm thấy không thoải mái với những nền tảng họ đang có, do đó vẫn có cơ hội cho những công ty có thể tìm ra giải pháp thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 

Với niềm tin của mình, Viên Chinh đã khởi đầu công ty với tổng số vốn vỏn vẹn 250.000USD. Dịch vụ của ông nhanh chóng tạo ra điểm nhấn trên thị trường khi cung cấp giá thành thấp hơn các đối thủ chỉ 9,99USD/tháng. Sự xuất hiện của Zoom đã lọt vào mắt xanh của tỷ phú Lý Gia Thành và dưới sự đỡ đầu của “lão đại” Hồng Công, Zoom phát triển nhanh chóng và chỉ sau 5 năm thành lập tổng giá trị công ty đã chạm mốc 1 tỷ USD. 

Tuy nhiên, Zoom chỉ thật sự bùng nổ khi đại dịch Covid-19 đã khiến tất cả doanh nghiệp chuyển hướng vận hành và hoạt động từ xa. Khả năng truyền tải của Zoom vào năm 2019 chỉ là 10 triệu người tham gia/ngày. Nhưng với nhu cầu tăng đột biến, Viên Chinh đã phải nâng cấp và cải tiến băng thông của Zoom để có thể truyền tải 200 triệu người tham gia ngày. Zoom hiện nay có giá trị thương hiệu lên đến 70 tỷ USD, giá cổ phiếu công ty tăng 250% so với thời điểm trước đại dịch, đồng thời nâng tài sản của Viên Chinh từ 11 tỷ USD lên 21,3 tỷ USD chỉ trong vòng 3 tháng.

Sundar Pichai - Khiêm tốn tạo nên thành công

Trong những thời điểm đen tối nhất của thế giới, Google đã luôn tồn tại và “chung lưng đấu cật” cùng nhân loại trên toàn thế giới. Sundar Pichai, CEO Google, một nhà lãnh đạo kín tiếng sở hữu trí nhớ thiên tài, chính là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của thế giới trong thời kỳ đại dịch Covid-19. 

Trong suốt thời gian dịch bệnh, Google là công cụ tìm kiếm thông tin đáng giá cho tất cả người dùng trên toàn cầu. Google luôn cập nhật những thông tin chính xác và nhanh chóng liên quan đến dịch bệnh như những triệu chứng của dịch bệnh, những phương thức để ngăn ngừa sự lây lan của virus… Tuy nhiên, đằng sau những kết quả này là sự cân nhắc cực kỳ gian nan của Sundar Pichai. Ông cho rằng, trong thời kỳ khủng hoảng, người lao động chính là tài sản lớn nhất của công ty.

Ông cho phép nhân viên có thể làm việc tại nhà để hạn chế lây lan dịch bệnh, nhưng cũng đồng thời ban hành những chính sách phúc lợi đi kèm nhằm hỗ trợ tinh thần cho nhân viên công ty trong thời điểm khủng hoảng. Sundar Pichai đã tạo ra hàng loạt cuộc khảo sát để hiểu biết những điều nhân viên cần thiết vào thời điểm này. Từ đó, ông tạo ra những buổi huấn luyện, đào tạo, các khóa học bên ngoài giờ làm việc dành cho nhân viên trong thời điểm họ phải thực hiện giãn cách xã hội. 

Chính sách làm việc tại nhà của ông dành cho nhân viên hiệu quả đến nỗi trong một cuộc khảo sát gần đây, hơn 60% nhân viên của Google cho biết họ muốn duy trì mô hình làm việc tại nhà như hiện tại. Sundar Pichai đã ra thông báo sẽ áp dụng mô hình làm việc tại nhà này cho đến tháng 7-2021 vì nhận thấy năng suất làm việc vẫn tăng cao và trong khi tiết kiệm nhiều chi phí dành cho công ty.

Đối với các hoạt động đối ngoại, Google luôn thể hiện mình là một công cụ tìm kiếm thông tin đáng tin cậy cho tất cả người dùng trên toàn cầu. Các ứng dụng hỗ trợ công việc văn phòng của họ như Google Drive, Gmail, Google Meet luôn được cải tiến để hỗ trợ tối đa cho xu hướng làm việc từ xa của các doanh nghiệp. Google đã đóng góp 200 triệu USD cho các mạng lưới tài chính thế giới, tạo ra nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. 

Brian Halligan - Cố vấn tin cậy các doanh nghiệp

Vào năm 2006, Brian Halligan đã giới thiệu HubSpot, một phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp kinh doanh cũng như tạo ra mạng lưới kết nối khách hàng cho các doanh nghiệp. Kể từ khi thành lập đến nay, HubSpot cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp các giải pháp tối ưu nhất để tạo ra lợi nhuận bằng nhiều phương cách khác nhau.

Với quy mô hạn chế của mình, HubSpot hướng đến các doanh nghiệp tầm trung và trở thành cố vấn qua từng thời kỳ của các doanh nghiệp. Việc theo sát và đồng hành cùng các doanh nghiệp đã giúp HubSpot có những khách hàng trung thành và hạn chế những sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ trên thị trường. 

Với vai trò là một cố vấn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, HubSpot đã thể hiện tốt vai trò của mình trong thời điểm đại dịch Covid-19. Brian Halligan đã xây dựng một chương trình dành cho các khách hàng của họ với 2 ưu tiên lớn nhất đó là cảm thông đối với khách hàng và cung cấp những dịch vụ cấp tốc. Để hỗ trợ các khách hàng, HubSpot đã quyết định hạ giá các dịch vụ tư vấn từ 112,5USD/tháng xuống còn 50USD/tháng.

Chính sách hạ giá này giúp HubSpot hỗ trợ cho các khách hàng, mà thông qua đó còn thu hút nhiều khách hàng mới với chi phí hấp dẫn. Nhận thấy nhiều doanh nghiệp chủ trương cho nhân viên làm việc tại nhà, HubSpot đã sẵn sàng cung cấp những phần mềm trò chuyện, hội họp trực tuyến miễn phí cho tất cả các khách hàng nhằm giúp tiết kiệm nguồn kinh phí trong thời điểm dịch bệnh. 

Bên cạnh đó, HubSpot cũng đã cung cấp cho khách hàng những chiến lược hiệu quả để thích nghi nhanh chóng với thị trường thay đổi vì sự ảnh hưởng của đại dịch. HubSpot giúp đỡ các doanh nghiệp tập trung tư vấn bán hàng trực tuyến, giúp nhân viên hạn chế việc ra khỏi nhà và tiết kiệm được một chi phí lớn.

Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng cũng có thể ngồi tại một địa điểm và kết nối được với những khách hàng tiềm năng ở khắp nơi. Tiếp theo đó, HubSpot sẽ cung cấp những phần mềm theo dõi dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp có được sau khi các chiến dịch tiếp thị trực tuyến được thực hiện, giúp công ty tạo ra những kênh tiếp thị nhanh chóng và tiết kiệm.

Jamie Dimon - Người dẫn dắt kinh tế thế giới

Là CEO của một trong những ngân hàng thương mại có tài sản hàng đầu nước Mỹ JP Morgan Chase, Jamie Dimon luôn nhận thức rõ vai trò của mình đối với thị trường tài chính Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung. Jamie Dimon nổi tiếng là một CEO có phong cách lãnh đạo cứng rắn và thậm chí khắc nghiệt. Cũng nhờ đó, JP Morgan Chase dưới quyền điều hành của Jamie Dimon luôn là điểm tựa vững chắc cho thị trường tài chính nước Mỹ trong những thời điểm khó khăn và cuộc khủng hoảng vì ảnh hưởng của Covid-19 cũng không ngoại lệ. 

Khi hầu hết các doanh nghiệp đang suy yếu vì Covid-19, các ngân hàng hậu thuẫn họ đã rút vốn để giữ an toàn. Jamie Dimon vẫn đẩy mạnh hoạt động, từng bước thâu tóm lại thị phần vốn trước đây đã bị các ngân hàng đối thủ nắm giữ. Jamie Dimon đã thực hiện nhiều cuộc huy động vốn để giúp doanh nghiệp cầm cự qua cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, JP Morgan Chase còn giúp các doanh nghiệp định hướng lại chiến lược để thích nghi với những thay đổi trên thị trường. 

Hiểu rõ những khó khăn doanh nghiệp đang phải đối mặt, Jamie Dimon đã yêu cầu các cấp dưới tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn. 45 tỷ USD là khoản tín dụng mà Jamie Dimon đã phê duyệt để tạo nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong đó 6 tỷ USD được đặc biệt dành riêng cho các bệnh viện, các trung tâm y tế, tổ chức phi chính phủ và chính quyền các tiểu bang để đối phó với dịch bệnh. Kết quả là JP Morgan Chase công bố doanh thu quý II/2020 đạt được 33,8 tỷ USD, mang về 4,96 tỷ USD lợi nhuận. 

Theo SGĐT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào?

(VNF) - Công ty Cây xanh Công Minh đã tham gia đấu và trúng nhiều gói thầu về trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Công ty này đã tham gia 228 gói thầu, trong đó trúng 172 gói, trượt 37 gói, 14 gói chưa có kết quả và 5 gói đã bị hủy.

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chuyên đề đặc biệt ‘Bàn tròn AI’ trên Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Điểm thú vị ở chuyên đề "Bàn tròn AI" là ghi nhận nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI.

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

Sau cú sốc suy giảm 2023, Gilimex 'vỡ trận' ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Thay tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh như mọi năm, năm nay, Gilimex lựa chọn tổ chức ĐHĐCĐ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng cổ đông không đủ để tiến hàng đại hội.

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

Sau mùa ĐHCD, ngân hàng 'rộn ràng' chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu

(VNF) - Năm nay, cổ đông nhiều nhà băng vui hơn khi được chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt xông xênh hơn so với những năm trước. Tuy vậy, nhiều người băn khoăn nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu sẽ có lợi hơn?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân?'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

(VNF) - Trong diễn biến đáng lo ngại mới nhất liên quan tới hãng sản xuất máy bay Boeing, công ty đã thừa nhận hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra máy bay 787 Dreamliner của mình đã bị làm sai lệch. Boeing đã tiết lộ điều này một cách công khai sau khi có tin tức về một cuộc điều của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

(VNF) - Theo SSI, lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy trong quý I vừa qua và sẽ bắt đầu phục hồi trong quý II. Sản lượng tiêu thụ của công ty đang có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4 và tháng 5.

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.