Những bí ẩn về các gia tộc quyền lực đang nắm giữ trong tay hàng trăm tỷ USD

PV (tổng hợp) - 18/04/2016 16:56 (GMT+7)

Với số tài sản kếch xù trong tay, những gia tộc quyền lực này đang âm thầm kiểm soát cả thế giới.

1. Gia tộc Rothschild

Với tổng tài sản lên tới 100 nghìn tỷ USD, nhiều người từng khẳng định Rothschild chính là gia tộc giàu có nhất thế giới.
 

Rothschild – gia tộc kinh doanh giàu có nhất mọi thời đại.

Gia tộc này được mệnh danh là trung tâm giao dịch tài chính toàn cầu từ những năm 1760, khi mà Mayer Amschel Rothschild sắp xếp 5 con trai của mình vào làm việc tại 5 trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu thời đó.

Ngoài ra, Rothschild cũng nâng tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới bằng cách hỗ trợ tài chính cho nhiều cung điện hoàng gia và hệ thống chính phủ khác nhau tại châu Âu vào thế kỷ 19, bao gồm cả hai phe phái đối lập trong Chiến tranh Napoleon. Thậm chí, một tờ báo đã từng miêu tả gia tộc quyền lực nói trên là "những kẻ môi giới và cố vấn cho các vị vua của châu Âu kiêm những kẻ cầm đầu phe cộng hòa tại châu Mỹ".

Ngày nay, nhiều người cho rằng gia tộc Rothschild vẫn tiếp tục duy trì sự kiểm soát của mình thông qua Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
 

2. Gia tộc Rockefeller

Đế chế của gia tộc Rockefeller bắt đầu vào năm 1870 khi John D. Rockefeller thành lập công ty dầu mỏ Standard Oil Company. Công ty này đã đem lại cho John D. Rockefeller khối tài sản khổng lồ lên tới 400 tỷ USD, khiến ông trở thành cá nhân giàu có nhất mọi thời đại.
 

Rockefeller được mệnh danh là gia tộc giàu có và quyền lực nhất thế giới.

Đáng nói hơn, kế hoạch kiểm soát thế giới của gia tộc Rockefeller cũng khiến Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Theodore Roosevelt phải cảm thấy lo ngại. Kế hoạch này bao gồm việc cung cấp tài chính cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc và thành lập Hội kín Bilderberg - nơi tập hợp những cá nhân quyền lực nhất thế giới.

Ngày nay, gia tộc Rockefeller vẫn đang tiếp tục thực hiện những kế hoạch của mình thông qua việc kiểm soát nhiều tập đoàn lớn bao gồm Chase Manhattan Bank, ExxonMobil, Chevron và BP.

3. Gia tộc Morgan

Sự trỗi dậy của gia tộc Morgan được bắt đầu khi John Pierpont Morgan và gia tộc Rothschild cho Bộ Tài chính Mỹ vay 3,5 triệu ounce vàng (tương đương gần 100 nghìn tấn vàng) để ổn định nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 1893.

Nhờ vào việc nắm giữ nguồn cung cấp vàng cho chính phủ, gia tộc Morgan đã thành lập nên những tập đoàn lớn nhất nước Mỹ bao gồm General Electric, AT&T và U.S. Steel.

Gia tộc Morgan được mệnh danh là đế chế kinh doanh "nắm nước Mỹ trong lòng bàn tay".

Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng to lớn của gia tộc Morgan đối với Bộ Tài chính Mỹ cũng khiến nhiều người tin rằng, chính gia tộc này đã giật dây nước Mỹ tham gia vào Thế chiến I nhằm bảo vệ những khoản cho vay của họ đối với Nga và Pháp.

Ngoài ra, gia tộc Morgan còn đứng đằng sau giật dây Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng bằng cách âm mưu phân chia lợi ích chiến tranh với hai trong những tập đoàn lớn nhất Đế quốc Nhật Bản lức bấy giờ là Mitsubishi và Mitsui.

Tại thời điểm đó, J.P. Morgan Jr. đã cung cấp một khoản vay chiến tranh lên tới 500 triệu USD cho Pháp và nhận 1% hoa hồng trên tiền mua nhu yếu phẩm do chính những tập đoàn của mình cung cấp.

Ngày nay, gia tộc Morgan đang sở hữu kho dự trữ vàng tư nhân lớn nhất thế giới – được đồn là có đường hầm nối thông tới Tòa nhà Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang tại New York.

4. Gia tộc Du Pont

Éleuthère Irénée du Pont de Nemours đã đặt nền móng đầu tiên cho đế chế của gia tộc Du Pont vào năm 1802 khi cho xây dựng một nhà máy thuốc súng tại Delaware.

Căn biệt thự lộng lẫy của gia tộc Du Pont.

Gia tộc Du Pont được cho là đã gây ảnh hưởng tới rất nhiều chính sách của Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng những kênh liên lạc bí mật với Napoleon để đàm phán thỏa thuận lịch sử Louisiana Purchase vào năm 1803. Đàm phán này đã giúp Mỹ mua lại một phần diện tích lãnh thổ rộng lớn từ tay Pháp.

Trong Thế chiến I, công ty Du Pont là nhà cung cấp 40% thuốc súng trên toàn thế giới và tới Thế chiến II, chính công ty Du Pont đã cung cấp plutonium để Mỹ chế tạo nên những quả bom hạt nhân đầu tiên.

Nhiều người cũng tin rằng, chính công ty Du Pont đã giật dây chính phủ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống ma túy nhằm hạn chế việc trồng cây gai và cây cần sa - hai loại cây thường được trồng làm nguyên liệu sản xuất vải sợi nhằm bảo vệ việc sản xuất vải nylon của công ty này.

Ngày nay, tập đoàn Du Pont là tập đoàn đứng thứ hai trong ngành sản xuất hạt giống cây trồng được biến đổi gen (GMO) trên thế giới.

5. Gia tộc Bush

Đế chế chính trị của gia tộc Bush bắt đầu với Prescott Sheldon Bush – một người sinh năm 1895. Người này từng học tập tại ngôi trường đại học danh tiếng Yale University với tư cách là một thành viên của hội kín Skull and Bones Society - một hội kín được cho là có liên quan tới những âm mưu kiểm soát thế giới.

Người ta cũng đồn đoán Prescott S. Bush đã lãnh đạo một cuộc đảo chính bất thành với tên gọi "Business Plot" nhằm lật đổ Tổng thống Franklin D. Roosevel vào năm 1933. Cuộc đảo chính này mang tham vọng thành lập một chính quyền độc tài phát-xít tại Mỹ với sự hậu thuẫn của nhiều ông trùm tư bản lúc bấy giờ, bao gồm cả các gia tộc Rothschild, Rockefeller và Morgan.

Cả gia tộc Bush chụp hình tại Phòng đỏ ở Nhà trắng vào ngày 06/01/2005.

Kế hoạch trên đã được che đậy và Prescott S. Bush nghiễm nhiên trở thành nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Union Banking Corporation - tập đoàn ngân hàng từng bị tịch biên tài sản vì nghi ngờ giúp đỡ Đức Quốc xã che dấu vàng trong Thế Chiến II.

Bên cạnh đó, cả con trai và cháu trai của Prescott S. Bush là George H. W. Bush và George W. Bush sau này đều trở thành Tổng thống Mỹ và cả hai đều tiến hành chiến tranh chống lại Iraq. Những cuộc chiến tranh ấy đã tạo ra món lợi nhuận khổng lồ cho các công ty có quan hệ mật thiết với gia tộc Bush như Halliburton hay KBR.

Ngày nay, Bush được coi là gia tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất trên chính trường Mỹ khi sở hữu khối lượng tài sản đáng kể trong các lĩnh vực dầu mỏ và tài chính. Một thành viên khác của gia tộc này là Jeb Bush cũng đang cố gắng chen chân vào cuộc chạy đua vị trí Tổng thống Mỹ 2016.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).